Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hai bảng dữ kiện này được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát triển như là công cụ bảo tồn mới của CITES để theo dõi buôn bán các loài động thực vật hoang dã trên toàn cầu được chính phủ 175 nước thành viên CITES đệ trình.
Trong khi Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) có các dữ liệu theo dõi các tội phạm hình sự về buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã, hai bảng điện tử dữ kiện mới của CITES cung cấp thông tin về các loài được buôn bán hợp pháp theo quy định của CITES vì các mục đích khác nhau như nghiên cứu dược phẩm và khoa học, lương thực thực phẩm, chăm sóc cá nhân, nhà ở, quần áo…
Bảng dữ kiện toàn cầu cung cấp dữ liệu về buôn bán quốc tế, bảng dữ kiện quốc gia cung cấp các dữ liệu buôn bán của mỗi nước trong 175 nước thành viên CITES.
Các nước hoặc các cá nhân có thể tham vấn các bảng điện tử này để quyết định về loài động vật được buôn bán hợp pháp với số lượng bao nhiêu trên phạm vi mỗi nước và toàn cầu theo loài (động vật có vú, chim, bò sát…), theo nguồn (động vật hoang dã, nuôi nhốt…), theo năm (trong năm năm gần đây), theo hiện trạng (động vật sống hoặc đã chết..), loài đang được buôn bán nhiều nhất, các nước nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất sinh vật hoang dã.
Ban Thư ký CITES và UNEP lưu ý rằng các bảng điện tử dữ liệu sẽ bổ sung cho các công cụ khác như công cụ đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp các dữ liệu về đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên toàn cầu.
Hơn 10 triệu giao dịch buôn bán động thực vật hoang dã được báo cáo CITES kể từ khi Công ước CITES có hiệu lực 35 năm trước đây. Hơn 30.000 động thực vật hoang dã được phân loại để bảo vệ theo Công ước này.