Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giáo sư Takanobu Inoue của Phòng Kiến trúc, Kỹ thuật Xây dựng Công nghệ Toyohashi
Phát hiện của ông có ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, tình hình vẫn không được cải thiện "Các nguồn chính gây ô nhiễm này ngày nay là khai thác vàng quy mô nhỏ,"- Inoue, chuyên gia về kỹ thuật môi trường nước nói. "Khai thác vàng rất dễ dàng để tìm hiểu và đơn giản để hoạt động, do đó, nó có thể cung cấp hy vọng tương lai cho những người nghèo khổ.”
Khi không có các công nghệ tinh vi, khai thác vàng chỉ đơn giản là trộn thủy ngân và nước với quặng vàng để tạo thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này được nung nóng để loại bỏ thủy ngân bằng cách bốc hơi, hầu như là không cần lọc và sau đó ta sẽ thu được vàng. Sau đó, nước có chứa thuỷ ngân sẽ bị đổ xuống sông.
Thủy ngân là một kim loại nặng có thể gây ra khuyết tật và tử vong cho các thợ mỏ và gia đình họ trở thành người tiếp xúc với nó thông qua quần áo nhiễm bẩn hoặc các vật dụng khác. Ngộ độc mãn tính có thể làm tổn hại cơ thể và hệ thống sinh sản, trong khi phổi và hệ thống thần kinh trung ương cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Giáo dục người dân về sự nguy hiểm của thuỷ ngân là rất cần thiết," Inoue nói. "Tuy nhiên, có rất ít các nhà nghiên cứu môi trường trong nước và các thiết bị kiểm tra ngộ độc là có hạn ví dụ như là kinh phí và hỗ trợ của chính phủ."
Kết quả là, các thông tin định lượng về mức độ ô nhiễm thuỷ ngân mỗi năm thường không chính xác. Ví dụ như Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc ước tính rằng trong năm 2011 khoảng 70 tấn thủy ngân được thải ra môi trường. "Tuy nhiên, con số này của Liên Hợp Quốc dựa trên việc nhập khẩu thủy ngân vào Indonesia.", Inoue nói. "Nó không phải nhập khẩu bất hợp pháp, vì vậy con số thực tế chắc chắn là cao hơn nhiều."
Inoue đã chia sẻ phát hiện của mình với các giáo sư của các trường đại học ở Indonesia. Ông khuyến khích họ tham gia Hội Indonesia về Nước và Môi trường Thủy sản, nơi mà thông tin có thể được chia sẻ và các bài báo khoa học về ô nhiễm được trình bày và công bố tại các hội nghị.
Để giúp các đồng nghiệp Indonesia của mình nhận thức được những nguy hiểm , Inoue mô tả những thông tin về bệnh Minamata (Bệnh được phát hiện tại thành phố Minamata, Nhật Bản, năm 1956). Nó được gây ra bởi một công ty hoá chất địa phương thải nước thải có chứa chất gây ô nhiễm thủy ngân vào Vịnh Minamata. Sau đó, nước lại được hấp thụ bởi động vật biển và được tiêu thụ bởi con người.
"Chúng ta cần các viện nghiên cứu hợp tác với nhau để tạo điều kiện nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm thủy ngân ở Indonesia," Inoue nói. "Sự hợp tác này sẽ cho phép việc giám sát nồng độ thủy ngân trong khai thác vàng và tác động của ô nhiễm môi trường đến người dân địa phương".