Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Phát hiện "lỗ đen" khổng lồ ở Nam Đại Tây Dương

(07:50:49 AM 26/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học tại ĐH ETH Zurich - Thụy Sĩ và ĐH Miami - Mỹ phát hiện những vùng nước xoáy giống như "lỗ đen" ở phía Nam Đại Tây Dương.

 

Vùng nước xoáy giống như "lỗ đen" ở phía Nam Đại Tây Dương.
 
 
Nhóm nghiên cứu cho rằng theo tính toán toán học, những vùng nước xoáy nói trên tương tự như "lỗ đen" trong không gian. "Lỗ đen" là một cơ cấu chỗ hỏng không thời gian có khả năng hút mọi vật chất vào bên trong nó, kể cả ánh sáng. Dù không nhìn thấy được nhưng giới thiên văn học nhìn nhận "lỗ đen" tồn tại.
 

Như vậy, những vùng nước xoáy tương tự "lỗ đen" dưới đại dương cũng hút nước và mọi thứ vào trong đó và không có vật thể nào thoát khỏi sức hút này.

 

Vùng nước xoáy khổng lồ có kích thước lớn hơn một thành phố với hàng tỉ tấn nước xoáy. Số lượng vòng nước xoáy tăng dần ở Nam Đại Tây Dương đưa nước ấm và mặn về hướng bắc.

 

Chúng mất vài ngày để xoay tròn, mang nước ấm và lạnh trôi quanh đại dương. Các nhà khoa học tin rằng các vòng nước xoáy này có thể trung hòa tác động tiêu cực của hiện tượng băng tan và khí hậu ấm dần lên. Tuy nhiên họ vẫn không định lượng tác dụng của dòng nước xoáy do biên giới của chúng vẫn còn là điều bí ẩn.
 
 

Về mặt toán học, nhóm nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện điểm tương đồng trong sự vận hành giữa những vòng nước xoáy khổng lồ này với các "lỗ đen" bí ẩn trong không gian.

 

Trong một khoảng cách hạn định, chùm ánh sáng sẽ không còn ở dạng xoắn ốc khi vào "lỗ đen" mà bị uốn cong và trở lại vị trí ban đầu, tạo thành quỹ đạo tròn. Bề mặt vòng rào khép kín do quỹ đạo ánh sáng tạo thành được gọi là mặt cầu photon theo thuyết tương đối của Einstein.

 

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện vòng rào khép kín tương tự như vậy của các vòng xoáy nước khổng lồ ở đại dương. Theo đó, các phần tử chất lỏng cũng dịch chuyển quanh một đường vòng khép kín tương tự như đường đi của ánh sáng trong mặt cầu photon.

(Theo Daily Mail)