Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam Hotline: 091.5203050 - 091.5203070 Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com Website:tinmoitruong.com.vn
"Gấu nước"- Loài quái vật bất tử
(22:58:38 PM 17/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Moss piglets hay còn gọi là “gấu nước", có tên khoa học là Tardigrades. Bởi hình thù kỳ dị và sức sống mãnh liệt đến không tưởng, nên các nhà sinh vật học còn gọi chúng là “quái vật bất tử”.
Moss piglets hay còn gọi là “gấu nước”, có tên khoa học là Tardigrades.
Người ta tìm thấy chúng ở tất các hệ sinh thái dù núi cao, hay biển sâu.
Tuy nhiên, nơi chúng ưa thích và có mặt nhiều nhất là môi trường nước nhiều rong rêu.
Sở dĩ, loài vật nhỏ bé, chiều dài không quá 1,5mm khi trưởng thành này được gọi là “gấu nước” vì chúng có thân hình tròn trịa, mũm mĩm, chậm chạp giống như loại gấu vậy
“Gấu nước” không có xương sống và là họ hàng của loài chân đốt.
Nó có 8 chân với móng vuốt nhỏ xíu, 4 ngấn trên lưng và cái đầu lúc nào cũng chúi xuống như đang tìm kiếm thức ăn.
“Gấu nước” được mệnh danh là sinh vật “bất tử” hay “bất khả tổn hại” vì sức chịu đựng phi thường, bất chấp mọi điều kiện sống khắc nghiệt nhất.
Bởi hình thù kỳ dị và sức sống mãnh liệt đến không tưởng, nên các nhà sinh vật học còn gọi chúng là “quái vật bất tử”.
Người ta đã tìm mọi cách thử thách khả năng chịu đựng của chúng, như luộc chúng trong nước sôi, làm đông đá chúng ở 280 độ âm, thậm chí sấy khô cơ thể chúng…
Dù đã áp dụng mọi biện pháp “hành hình”, nhưng “gấu nước” cũng chẳng hề hấn gì. Sự chịu đựng của loài này quả là có một không hai.
Các nhà khoa học thấy rằng, khi sấy đến mức cơ thể nó chỉ còn 3% lượng nước, “gấu nước” vẫn có thể sinh sản như thường.
Khi bị mất nước, cơ thể của “gấu nước” teo lại, các hoạt động trao đổi chất tạm dừng và chuyển vào trạng thái ngủ.
Tuy nhiên, các cấu trúc trong tế bào vẫn được duy trì, đợi đến khi có nước thì hoạt động trở lại.
Khi cơ thể hấp thụ được lượng nước nhỏ, tất cả các chức năng sẽ được đánh thức và “gấu nước” tiếp tục hoạt động một cách mạnh mẽ như chưa hề có biến cố gì.
Chúng có thể tồn tại trong tình trạng khô héo, không ăn, uống gì trong vòng 10 năm.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu sinh vật đã bổ sung thêm các biện pháp tra tấn nhằm thử thách sức chịu đựng của “gấu nước”.
Người ta gửi nhiều sinh vật này tới trạm không gian quốc tế (ISS), một môi trường chân không trong vũ trụ.
Ở môi trường không gian, các tia bức xạ mặt trời có cường độ mạnh hơn 1000 lần so với trên trái đất vậy mà “gấu nước” vẫn nhởn nhơ sống.
“Gấu nước” trở thành sinh vật đầu tiên tồn tại được trong môi trường vũ trụ mà không cần bất cứ thiết bị bảo vệ nào.
Sự chịu đựng, sức sống của “gấu nước” có lẽ là bất diệt.
Sức sống mãnh liệt đến không tưởng, nên các nhà sinh vật học còn gọi chúng là “quái vật bất tử”.