Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cần cử lý nghiêm hành vi xâm hại động vật hoang dã
Nếu như không có các hình phạt thích đáng và hiệu quả đối với tội phạm buôn bán ĐVHD thì các chuyên gia lo ngại rằng việc này sẽ không tác động đến việc bảo đảm một tương lai cho đa dạng sinh học yếu ớt tại Việt Nam và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam đối với quốc tế.
Thông qua chiến dịch thực thi pháp luật, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng đã xác định được hành vi vi phạm của một trong những gia đình buôn bán trái phép ĐVHD nổi tiếng nhất đỉnh mà đứng đầu là bà Tư Loan. Bằng chứng là tại gia đình Tư Loan, Kiểm Lâm đã thu giữ hơn 200kg ĐVHD bao gồm các loài được ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt như cu li, sơn dương, chân gấu, voọc chà vá, rái cá và báo hoa. Các cuộc điều tra, khảo sát trước đây đã thu thập được những thông tin đáng tin cậy chỉ ra rằng mạng lưới đại lý của bà Tư Loan cũng buôn bán trái phép sừng Tê giác nhập lậu từ Myanma và Châu Phi, các sản phẩm từ hổ, và ngay tại kho ở sở thú của bà ta thì số lượng thú thường xuyên thay đổi và các con thú được chuyển đi, chuyển đến thường xuyên một cách không kiểm soát được.
Một công tố viên cấp cao của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận xét: “Những hành vi vi phạm kiểu có thể bị truy tố hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Các cơ quan truy tố sẽ có một số lựa chọn đảm bảo họ áp dụng hiệu quả các biện pháp ngăn chặn bao gồm cả mức tiền phạt lớn lên đến 500 triệu đồng Việt Nam, tù giam đến 7 năm, và thu hồi giấy phép kinh doanh nhà hàng và sở thú”.
Rất nhiều tổ chức Việt Nam cũng như quốc tế đã tổ chức và gửi lời chúc mừng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho những nỗ lực lớn của họ trong việc điều tra và xác định các hành vi vi phạm. Tổ chức ASEAN-WEN, UNODC và Ban thư ký Công ước CITES là một trong số những tổ chức đã gửi thư chúc cho các cơ quan chức năng. Câu chuyện về chiến dịch được đăng tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong nước cũng như quốc tế như tờ New York Times hay Discovery News.
Ông David Higgins, Giám đốc Chương trình về tội phạm Môi trường của Interpol cho biết: “Việc phát hiện các hành vi phạm tội này là một ví dụ điển hình cho công tác thực thi pháp luật tại Việt Nam. Việc thu giữ ban đầu của Chi cục Kiểm Lâm bây giờ cần được hỗ trợ bởi các biện pháp truy tố hiệu quả và những hình phạt thích hợp nhằm kết tội cũng như ngăn cản bọn tội phạm khác liên quan đến ĐVHD ở Việt Nam cũng như trên toàn khu vực. Thu giữ tài sản và quá trình xử lý hình sự có thể coi như một thông điệp rõ ràng rằng bọn tội phạm không thể lợi nhuận từ các tội phạm xâm phạm đến ĐVHD. INTERPOL đã sẵn sàng để hỗ trợ chính quyền Việt Nam tại bất cứ nơi nào có thể”.
Lâm Đồng đã là nơi ở của con tê giác có lẽ là cuối cùng của Việt Nam cho đến khi nó được tìm thấy chết với một viên đạn vào chân cuối tháng 4 vừa qua, và nó có thể là nạn nhân của buôn bán ĐVHD trái phép. Nếu như không có những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc và hiệu quả đến những trùm buôn bán ĐVHD nói chung và sừng tê giác nói riêng trên địa bàn tỉnh thì có hay không hy vọng cho ĐVHD tại đất nước này?
“Tại Việt Nam và trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á, buôn bán trái phép ĐVHD – dù cho là thực phẩm, dược phẩm, chiến lợi phẩm đi săn hay thú nuôi – đều dẫn đến sự tuyệt chủng của ĐVHD”, Ông Joe Walston, Giám đốc Hiệp hội bảo tồn ĐVHD, Chương trình Châu Á nhận xét. “Thực thi pháp luật hiện hành, kết hợp với các hình phạt mạnh mẽ là một yếu tố quan trọng cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm hạn chế thành công tình hình buôn bán trái phép. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt nam có những hình phạt mạnh mẽ chống lại các đối tượng phạm pháp”.
Bà Lê Thanh Bình, Quyền Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết: “Khai thác, buôn bán động vật hoang dã trái phép và không bên vững gây ảnh hưởng tiêu cực đối với đa dạng sinh học và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam. Do đó, hoạt động trái phép này cần phải được ngăn chặn và xử lý triệt để nhằm bảo vệ các loài ĐVHD khỏi nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Các cơ quan chức năng địa phương cần tăng cường quản lý vấn đề buôn bán, khai thác trái phép động vật hoang dã và xử lý nghiêm nghiêm các đối tượng vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật ”.
Trên toàn cầu, Việt Nam đang được biết đến là quốc gia vận chuyển và buôn bán các loài ĐVHD nguy cấp, cuộc truy quét tại Đà Lạt vừa qua được coi như một bước đột phá của chính quyền để bắt đầu giải quyết vấn đề này. Tiến Sĩ Scott Roberton, Giám đốc đại diện WCS Việt Nam cảnh báo Việt Nam cần phải theo đuổi lập trường cứng rắn với các hình phạt cứng rắn hơn: “Chúng tôi biết rằng các biện pháp ngăn chặn chỉ thành công khi mà chúng đủ mạnh để khiến cho các tội phạm không tồn tại nữa”, Ông Roberton cho biết. “Nếu bạn được trao một việc là xử phạt và nếu như nó không thể đủ sức ngăn chặn thủ phạm quay trở lại và tiếp tục phạm tội thì nó không phải là một hình thức ngăn chặn tốt. Sau cuộc truy quét vừa qua cả thế giới đang dõi theo xem Việt Nam sẽ làm gì. Các nhà chức trách phải nắm được trách nhiệm này. Nó vượt xa hơn vấn đề bảo tồn, nó là vấn đề về mặt danh tiếng trên quốc tế. Động vật hoang dã Việt Nam đang bị phá hủy một cách có hệ thống, cần phải thay đổi tình thế để thực sự chấm dứt sự trục lợi của những tên săn trộm và bọn buôn bán từ những di sản văn hóa thiên nhiên của Việt Nam”.