Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Lớp ngụy trang mới được tạo ra từ protein mực

(16:23:04 PM 10/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Quân đội Mỹ có thể học được gì từ một con mực bình thường? Theo các nhà nghiên cứu của trường Kỹ thuật Henry Samueli thuộc Đại học California, tại Irvine, bang California (Mỹ) thì họ học được rất nhiều về cách lẩn trốn kẻ thù.

Đã có thể tạo ra lớp ngụy trang mới được tạo ra từ protein mực- Ảnh IE

 

Theo chi tiết trong một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Advanced Materials (tạm dịch: Vật liệu tiên tiến) thì các nhà khoa học đã tạo ra một lớp ngụy trang hồng ngoại mô phỏng sinh học lấy cảm hứng từ Loliginidae, còn được gọi là mực bút.

 

Dẫn đầu bởi Alon Gorodetsky, giảng viên kĩ thuật hóa học và khoa học vật liệu, nhóm nghiên cứu đã sản xuất ra reflectin (một protein cấu trúc rất cần thiết để mực đổi màu và phản chiếu ánh sáng) trên vi khuẩn thông thường, từ đó tạo ra một lớp hoạt quang mỏng mô phỏng theo da con mực.

 

Với tác nhân hóa học thích hợp, màu sắc và khả năng phản xạ của lớp ngụy trang có thể chuyển đổi qua lại giúp chúng có hình dạng linh hoạt để biến mất, nhưng có thể nhìn thấy qua camera hồng ngoại.

 

Thiết bị dò tìm bằng tia hồng ngoại được các lực lượng quân sự sử dụng rộng rãi để quan sát, ban đêm, dẫn đường, giám sát và nhắm mục tiêu. Tính mới của lớp ngụy trang này nằm ở chức năng của nó trong vùng quang phổ điện từ gần tia hồng ngoại, vùng này nằm trong khoảng 700 đến 1,200 nano mét. Nó phù hợp với hầu hết các phạm vi tiêu chuẩn hình ảnh của hầu hết các thiết bị trực quan hồng ngoại. Các vật liệu phản xạ có nguồn gốc sinh học thường không thể đi vào vùng này.

 

"Cách tiếp cận của chúng tôi đơn giản và tương thích với một loạt các bề mặt, nó cho phép nhiều đối tượng đơn giản có được khả năng ngụy trang," Gorodetsky cho biết. Nghiên cứu của ông có khả năng ứng dụng vào ngụy trang hồng ngoại, lớp phản quang tiết kiệm năng lượng, và quang học lấy cảm hứng từ sinh học.

 

Đây chỉ là bước đầu tiên trong việc phát triển một loại vật liệu có khả năng tự thay đổi hình dạng khi phản ứng với tín hiệu bên ngoài.

 

“Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là tạo ra loại vải có thể tự thay đổi màu sắc và kết cấu theo điều kiện của môi trường. Chúng tôi cơ bản đang tìm kiếm loại vải có thể làm thay đổi hình dạng, điều này đến nay chỉ có trong khoa học viễn tưởng”- Gorodetsky cho biết thêm.

HUYỀN PHẠM /TMT dịch (Nguồn: Sciencedaily)