Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Dê, cừu đang biến thảo nguyên Mông Cổ thành sa mạc

(16:24:26 PM 09/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo một nghiên cứu mới, thảo nguyên Mông Cổ, là một trong những hệ sinh thái vùng đồng cỏ còn lại lớn nhất trên thế giới, đang dần dần bị biến thành sa mạc do hàng triệu con dê và cừu đang được chăn thả ở đây.

một cậu bé đang đứng gần đàn cừu tại vùng ngoại ô Ulan Baatar ở Mông Cổ tháng 8 năm 2013. Số lượng dê, cừu tăng đang biến thảo nguyên Mông Cổ thành sa mạc (ảnh: REUTERS/Nicky Loh)

 

Mông Cổ có diện tích lớn gấp hai lần bang Texas (Mỹ). Các nhà nghiên cứu của Đại học bang Oregon (Mỹ) thực hiện nghiên cứu này và đã phát hiện ra 12 phần trăm vùng đồng cỏ rộng lớn ở đây đã biến mất. Khoảng 70 phần trăm gần như bị hủy hoại. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống quan sát thực vật bằng vệ tinh để đánh giá tình trạng và diện tích của vùng đồng cỏ.

 

Mông Cổ là một nơi khắc nghiệt, cực kì nóng vào mùa hè và lạnh thấu xương vào mùa đông. Đất nước này là nhà của vùng đồng cỏ ôn đới cuối cùng trên thế giới. Gần đây, Hiệp hội bảo tồn đời sống hoang dã đã công bố sự gia tăng số lượng dê nuôi để lấy lông đang đe dọa đến sự tồn tại của các sinh vật khác.

 

Chỉ tính trong vùng sinh thái Altai Sayan, kích thước đàn dê tăng gấp đôi từ năm 1995 đến năm 2000. Chăn thả quá mức gây sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và buộc các loài sinh vật hoang dã khác rời bỏ vùng bản địa.

 

Theo một báo cáo nghiên cứu mới nhất, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết cũ khiến cho nhiều người bắt đầu nuôi gia súc.

 

“Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Trong khu vực mà nói, vùng đất này đang bị hủy hoại và nguồn thức ăn dành cho người dân địa phương cũng bị giảm sút” Thomas Hilker, giảng viên của Đại học Lâm học thuộc trường Đại học bang Oregon (Mỹ) phát biểu. “Tuy nhiên tất cả các hệ sinh thái đều có một chức năng riêng trong khí hậu toàn cầu. Thực vật làm giảm nhiệt độ và đóng vai trò quan trọng trong cân bằng carbon và nước, bao gồm cả khí gây hiệu ứng nhà kính” Hilker nói.

 

Nghiên cứu này vừa được xuất bản trên tạp chí Global Change Biology.

 

 

BÍCH HUYỀN /TMT dịch (Nguồn: Natureworldnews)