Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa: CNN
Đây là báo cáo minh bạch thứ hai của Facebook và chứa đựng nhiều thông tin hơn so với báo cáo đầu tiên. Trong báo cáo này, Facebook công bố tổng số yêu cầu theo từng quốc gia, chứ không chỉ riêng Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là nước quan tâm nhất đến dữ liệu người sử dụng Facebook. Washington đã gửi trong khoảng 11.000-12.000 yêu cầu thông tin từ hơn 20.000 tài khoản Facebook trong sáu tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, Facebook chỉ đáp ứng khoảng 79% yêu cầu của Hoa Kỳ.
Tổng số có 71 nước gửi yêu cầu tìm hiểu dữ liệu người dùng đến Facebook bao gồm hơn hơn 26.000 yêu cầu liên quan đến ít nhất 38.000 người dùng cá nhân. Sau Mỹ, Ấn Độ là nước có yêu cầu lớn thứ hai, tiếp theo là Vương quốc Anh, Đức, Ý và Pháp.
Google trong khi đó vẫn chưa công bố báo cáo nửa đầu năm 2013, nhưng sáu tháng cuối năm 2012, mạng tìm kiếm này cũng nhận được hơn 21.000 yêu cầu từ 31 quốc gia liên quan đến hơn 33.000 người sử dụng khác nhau.
Trong báo cáo của Facebook, Luật sư trưởng Colin Stretch cho biết công ty đã thiết lập rào cản pháp lý cao đối với yêu cầu từ các chính phủ và nhấn mạnh rằng công ty xem xét kỹ lưỡng từng yêu cầu cá nhân. "Chúng tôi đấu tranh với nhiều yêu cầu, và bác bỏ chúng nếu không đủ cơ sở pháp lý, hay yêu cầu họ thu hẹp phạm vi yêu cầu quá rộng hoặc mơ hồ”, luật sư nói.
Tháng Sáu vừa qua, công chúng Mỹ đã bày tỏ sự phẫn nộ sau những tiết lộ liên quan đến giám sát điện tử của các cơ quan tình báo Mỹ, và Facebook đã thỏa thuận với chính phủ liên bang về những thông tin họ có thể công khai. Sau khi Facebook đưa ra báo cáo minh bạch đầu tiên của mình, Google đã ra tuyên bố chỉ trích mạng xã hội này và chính phủ liên bang bởi vì đã không quy định rõ chính phủ cần bao nhiêu yêu cầu thông tin về hình sự so với các thông tin về an ninh quốc gia.