Sau 3 giờ cứu hộ, quốc lộ 20 mới được thông tuyến 1 chiều.
Một đoạn quốc lộ 20 qua huyện Tân Phú, Đồng Nai nằm trên lộ trình chở bô-xít bị xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: TTO)
Trước đó, vấn đề vận chuyển bô-xít đã có nhiều ý kiến bàn thảo gây tranh cãi. Trước khi cảng Kê Gà hoàn thành thì bô-xit sẽ được vận chuyển từ Tân Rai đến Bảo Lộc theo tỉnh lộ 725, từ Bảo Lộc đến Dầu Giây theo quốc lộ 20 và từ Dầu Giây đến Long Thành theo tỉnh lộ 769.
Nhưng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có phản ứng mạnh và khẳng định: Nếu xe chở bô -xít có tải 40 tấn còn chạy qua tỉnh này sẽ bị xử lý theo diện xe quá tải. Lý do là cầu đường mà xe chở bô-xit chạy qua chỉ chịu tải trọng cao nhất 30 tấn.
Thông tin từ lãnh đạo TKV cho biết, xe chở bô-xít là loại xe kéo rơmoóc nặng 15 tấn, chở 25 tấn bô-xít nên tổng tải trọng là 40 tấn.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, con đường chỉ chịu được tải trọng 25-30 tấn mà xe chở bô-xít 40 tấn chạy qua sập cầu thì hậu quả rất lớn.
"Nếu xe của TKV chở bôxit quá tải còn chạy qua địa bàn sẽ bị xử lý, bởi tất cả phải bình đẳng trước pháp luật, không có ngoại lệ nào”, lãnh đạo tỉnh này cương quyết.
Trước phản ứng của lãnh đạo địa phương, Bộ GTVT đã phải ký kết đầu tư hơn 4.500 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp cho tuyến Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng đến Đồng Nai để phục vụ việc vận chuyển bô-xít.
Nhưng đến ngày 23/2, Chính phủ đã có văn bản chính thức chấp thuận việc dừng cảng Kê Gà, do Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) làm chủ đầu tư.
Phương án vận chuyển trước khi có cảng Kê Gà cũng nhận được nhiều phản ứng từ các cử tri Đồng Nai vì lo ngại sức chịu đựng của các tuyến đường và nguy cơ tai nạn giao thông vì tần suất vận chuyển.