Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nhà máy ximăng Hòn Chông hằng ngày “nuốt” dần núi đá vôi Kiên Lương Ảnh: Tấn Thái
Các núi đá vôi ở Kiên Giang chủ yếu tập trung ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Tuy có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 3,6 km 2 nhưng hệ thống núi đá vôi này chứa đựng một nguồn tài nguyên đa dạng sinh học rất cao, trong đó có các loài sinh vật đặc hữu cho khu vực và có những loài mới được các nhà khoa học phát hiện như voọc bạc, thu hải đường, điểu bế… Khu vực núi đá vôi Kiên Giang có khoảng 322 loài thực vật, hệ động vật phong phú với 155 loài động vật có xương sống, trong đó một số loài chim, thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là quần thể voọc bạc Đông Dương.
Khu vực núi đá vôi Kiên Giang thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, vừa có rừng ngập mặn, đầm nước lợ có tầm quan trọng bậc nhất toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đang quan tâm đầu tư xây dựng khu vực núi đã vôi ven biển Kiên Lương thành khu bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học.
Mặc dù có tầm quan trọng nhưng đến nay, khu vực này vẫn thiếu quy hoạch cụ thể về ranh giới đất đai, thiếu các chương trình hoạt động cụ thể, đồng bộ để bảo tồn các giá trị cảnh quan và tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực.
Vùng núi đá vôi duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long này đang phải đối mặt với việc bị hủy hoại đến mức báo động do những tác động của con người, đặc biệt là việc khai thác các núi đá vôi để sản xuất xi măng, vôi. Vì vậy rất cần có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn khu vực núi đá vôi, trong đó có việc thành lập khu bảo tồn. Tiến sỹ Lưu Hồng Trường, Phó Viện trưởng, Viện Sinh thái học miền Nam cho rằng, đây là khu vực núi đá vôi duy nhất ở miền Nam và ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, có hệ động thực vật rất phong phú, nếu so sánh với các khu vực khác trên thế giới và trong nước thì nơi đây có tính đa dạng đặc biệt cực cao và tính đặc hữu cao. Hiện nay, diện tích núi đá vôi thu hẹp rất nhiều nên nhiệm vụ bảo tồn là nhiệm vụ cực kỳ cấp thiết hiện nay.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến của lãnh đạo địa phương cũng như các Bộ, ngành Trung ương và các nhà khoa học đều có chung quan điểm cần phải thành lập khu bảo tồn để bảo vệ hệ đá vôi và cảnh quan thiên nhiên vốn có từ lâu đời ở đây. Đặc biệt, khi thành lập khu bảo tồn sẽ gìn giữ được nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi tác động của con người.