Đại biểu Quốc hội: Phải có đơn mới cứu nạn là ‘vô nhân đạo'
TS. Đinh Xuân Thảo 
Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo - Đại biểu Quốc hội khoá 13, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng việc Trung tâm tìm cứu cứu nạn hàng hải Khu vực 3 yêu cầu người báo tin về vụ đắm tàu thảm khốc tại Cần Giờ hôm 2/8 phải viết đơn trình báo mới cứu hộ là việc làm “vô nhân đạo, dửng dưng trước sinh mạng con người”, cần bị truy cứu trách nhiệm.


Trò chuyện với phóng viên về vụ việc trên, ông Thảo cho rằng, sau thảm nạn đắm tàu H29-BP tại vùng biển Cần Giờ, có nhiều vấn đề cần xem xét lại một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm và kịp thời chấm chỉnh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông đường thuỷ.

Đối với xử sự của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực 3 yêu cầu người báo tin khẩn cấp phải ngồi viết đơn trình báo sự việc, mới tiến hành tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp này là quá "rập khuôn", "máy móc" chết người, khiến dư luận cảm thấy rất bức xúc. Sự bức xúc đó rất dễ hiểu vì đó là chuyện liên quan đến hàng chục sinh mạng con người…

- Lý giải của lãnh đạo Trung tâm TKCN hàng hải khu vực 3 thì việc yêu cầu người báo tin là anh Nguyễn Ngọc Tuấn - nhân viên Công ty Việt Séc phải ngồi viết đơn là để nắm rõ tình hình tiện cho việc tìm kiếm, cứu hộ… Theo ông, lời giải thích này có chấp nhận được không?

Tôi cho rằng, về hình thức, có thể coi việc làm trên là vô nhân đạo, dửng dưng trước sinh mạng con người của các cán bộ Trung tâm TKCN khu vực 3. Về bản chất, thì đây là việc làm quá rập khuôn, máy móc theo quy định mà thiếu nhạy bén, nhạy cảm, thiếu lương tâm, trách nhiệm của người làm nghề cứu nạn hàng hải.

 
 
Đại biểu Quốc hội: Phải có đơn mới cứu nạn là ‘vô nhân đạo' Tôi cho rằng, về hình thức, có thể coi việc làm trên là vô nhân đạo, dửng dưng trước sinh mạng con người của các cán bộ Trung tâm TKCN khu vực 3. Đại biểu Quốc hội: Phải có đơn mới cứu nạn là ‘vô nhân đạo'
 
Dân gian có câu "thuỷ, hoả, đạo, tặc" tức là trong 4 cái hoạ thì hoạ do nước gây ra là số một, đòi hỏi cứu nạn đuối nước là hết sức khẩn trương, thế mà khi có người đến báo tin khẩn cấp có tàu bị nạn mà không lập tức triển khai việc cứu nạn thì đấy là việc không bình thường !?


Nếu sợ người đến báo là tin giả thì thiếu gì cách để xác minh kiểm chứng và cũng có nhiều cách để quy trách nhiệm của người báo tin giả. Luật hàng hải quốc tế quy định trường hợp nhận được tín hiệu cấp cứu trên biển mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền ở gần có trách nhiệm cứu hộ, cứu nạn. Như vậy không cần phải có người viết đơn trình báo sự việc có tàu thuyền bị nạn mới tiến hành tìm kiếm, cứu nạn.

- Dư luận cho rằng, để vụ việc này “chìm xuồng” thì sẽ tạo ra tiền lệ: muốn được cứu nạn khẩn cấp vẫn cần phải “kiên nhẫn” ngồi viết đơn, trình bày?

Vụ chìm tàu đã gây ra bao đau thương mất mát cho nhiều gia đình, không gì bù đắp nổi vì vậy không thđể "chìm xuồng". Những điều mà dư luận quan tâm đến việc cứu nạn khẩn cấp là có lí. Ngoài việc xem xét thái độ, trách nhiệm, tinh thần phục vụ cứu nạn trong vụ thảm nạn chìm tàu vừa qua thì cũng cần xem xét để sửa đổi một số quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải cho phù hợp.

- Có nghĩa là phải có quy định rõ ràng hơn, quy trách nhiệm cụ thể hơn về việc “cứu người khẩn cấp” đối với các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn, thưa ông?


Đúng thế! Ở đây trước hết liên quan đến quy định trong văn bản cần rà soát xem xét lại để quy định cho phù hợp hơn, chẳng hạn trường hợp cứu nạn khẩn cấp không bắt buộc người đề nghị phải viết đơn mà tin báo có thể bằng nhiều hình thức, kể cả báo qua điện thoại cũng chấp nhận được.

Chẳng hạn bệnh viện cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông không bắt buộc có xác nhận người bị tai nạn là không vi phạm luật giao thông mới cứu chữa...

Tiếp theo là thái độ, trách nhiệm, đạo đức của người thực thi công vụ ở các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn cũng hết sức quan trọng cần được được quy định rõ kể cả quy định chế độ thưởng thoả đáng, phạt nghiêm minh!