Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
TS Jason Bruck tại ĐH Chicago và cộng sự làm thí nghiệm thu thập thông tin về mối quan hệ của 56 con cá heo được nuôi thả luân chuyển tại 6 vườn thú và hồ cá khác nhau nhằm mục đích giao phối ở Mỹ và quần đảo Bermuda. Họ nhận thấy chúng vẫn nhận ra nhau sau thời gian dài không gặp.
Cá heo có thể nhận ra tiếng kêu của đồng loại đã từng tiếp xúc 20 năm trước (Ảnh BBC)
Nhóm nghiên cứu đã thu âm tiếng rít để kêu gọi nhau ở những con cá heo được thí nghiệm và phát lại sau thời gian dài để khảo sát phản ứng của chúng. TS Bruck nhận xét: “Nếu chúng quen với lời kêu gọi này, chúng đến gần loa phát tiếng kêu lâu hơn trong khi con vật không quen, chúng thờ ơ với âm thanh đó. Đây là phát hiện chưa từng có về trí nhớ dai khi nghiên cứu về hành vi động vật”.
TS Bruck nêu trường hợp điển hình là hai cá voi cái Allie và Bailey đã ở chung với nhau tại Florida khi chúng còn rất nhỏ. Bailey hiện được nuôi tại Bermuda nhưng khi các nhà khoa học cho nó nghe tiếng kêu của Allie từ băng ghi âm, Baily có phản ứng ngay dù khoảng thời gian hai con vật không tiếp xúc với nhau là 20 năm 6 tháng.
Các nhà khoa học cho rằng hệ thống xã hội phức tạp tự nhiên của cá heo giúp chúng có trí nhớ lâu dài. Trong đại dương, cá heo có tập quán dễ dàng lìa đàn và nhập đàn nhiều lần khi sinh trưởng và trí nhớ lâu dài giúp tương tác tốt hơn với đồng loại trong cùng bầy đàn.
Voi cũng được xem là loài vật có trí nhớ trên 20 năm nhưng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy chúng có thể nhận ra những con vật ngoài quan hệ “gia đình” của chúng sau thời gian dài.