Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Andreas Maeck, sinh viên cao học thuộc Đại học Koblenz của Đức, đã dần đầu một nhóm sinh viên, nghiên cứu về lượng khí methane thoát ra từ những con đập nhỏ chứa nước sâu dưới 15m.
Nghiên cứu cho thấy khi các đập nước hoạt động sẽ tạo ra vô số bong bóng từ những chất hữu cơ lắng cặn. Những bong bóng nước này chính là nguồn tạo ra lượng khí methane khổng lồ trong không khí.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng các đập nước thủy điện trên có thể tạo ra lượng khí methane lên tới 7%, cao hơn nhiều so với những công bố trước đây.
Hiện có khoảng 50.000 đập nước lớn trên thế giới đang hoạt động, đây sẽ là "nguồn sản xuất" lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vô cùng lớn.
Theo các nhà khoa học, khí methane có khả năng làm tăng nhiệt độ cao hơn 25 lần so với khí điôxít cácbon (C02).
Giới chuyên gia cảnh báo rằng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu này đang ngày càng tăng cao khi tình trạng xây các đập nước trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tạo những nguồn năng lượng mới phục vụ đời sống con người và hoạt động sản xuất.