Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giáo sư Cocking, người phát triển qui trình N-Fix, trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Gizmag
Theo các chuyên gia, chỉ có một vài loài cây (chủ yếu là cây họ đậu như đậu nành và đậu Hà Lan) có khả năng hấp thụ hay tập trung chất đạm từ không khí. Chúng có thể làm vậy là nhờ sự giúp đỡ của các vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, nghĩa là chúng giúp cây trồng hấp thụ chất đạm, đổi lại chúng được nuôi bằng nguồn đường tự nhiên trong cây. Trong khi đó, hầu hết các loại cây trồng khác đều hấp thụ đạm từ đất, do đó nông dân cần bổ sung đạm cho đất bằng phân bón. Điều này sẽ sớm thay đổi nhờ Giáo sư Cocking, người đã phát hiện ra một chủng vi khuẩn có khả năng cộng sinh với tất cả các cây lương thực quan trọng ở cấp độ tế bào.
Qui trình bổ sung đặc tính hấp thụ chất đạm tự nhiên của cây trồng được Giáo sư Cocking phát triển có tên là N-Fix. Trước tiên, người ta phủ lên hạt giống một lớp vỏ không độc hại chứa vi khuẩn. Khi hạt giống nảy mầm và cây lớn lên, vi khuẩn thấm qua rễ và thâm nhập vào mỗi tế bào của cây. Điều này có nghĩa là mỗi tế bào đều có thể tập trung chất đạm từ không khí. N-Fix được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên đồng trong 10 năm qua với kết quả khả quan. Hiện tại, N-Fix đã được cấp phép cho công ty Azotic Technologies để tiếp tục phát triển và sản xuất thương mại. Theo công ty này, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh đáp ứng khoảng 60% nhu cầu đạm của cây trồng. Các chuyên gia hy vọng công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong 2-3 năm nữa.