Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh TL
Cụ thể: 2 cây Gạo hơn 170 năm ở khu vực Đình chùa thôn Thượng Phúc, xã Quang Trung, huyện Kiến Xương và 2 cây Bàng gần 300 năm ở đền Côn Giang, xã Thái Hà, huyện Thái Thụy (Thái Bình).
Bốn cây cổ thụ từ 300 đến 600 năm ở đền thờ Lê Lai, thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cùng cây Đa gần 300 năm trong Khu di tích lịch sử Lam Kinh, ở xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) cũng được Hội đồng xét thông qua trong đợt này.
Cây Bồ đề hơn 400 năm ở miếu thờ Bà Hai, thôn Siêu Nghệ, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng và cây Sưa khổng lồ (đường kính 1 mét) ở cửa rừng Bồng Lạng Thượng, huyện Thanh Liêm (Hà Nam), cùng cây Đa gần 300 năm ở xóm Bảo, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) nhanh chóng được Hội đồng thông qua.
Dù yêu cầu địa phương phải vệ sinh quanh gốc, mở thêm không gian sống và cắt bỏ những dây leo ký sinh, nhưng Hội đồng Cây Di sản vẫn khẳng định: những cây Đa ở xã Hành Nhân và xã Hành Minh (huyện Nghĩa Hành- Quảng Ngãi) về cơ bản, đủ tiêu chuẩn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Ba cây cổ thụ bị loại trong những đợt xét trước đây như: cây Gạo hơn 300 năm ở thôn Quỳnh Lâm, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao (Phú Thọ); cây Gạo hơn 250 năm ở chùa Thắng Phúc, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). và cây Kơ nia ở xã Phổ Thuận (Đức Phổ - Quảng Ngãi) đã được công nhận bổ sung, do địa phương đã bổ sung đầy đủ hồ sơ và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cây.
Những cây Đa ở xã Hành Dũng, Hành Đức và Hành Phước (huyện Nghĩa Hành – Quảng Ngãi) và 6 cây cổ thụ khác ở Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa) chưa lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam lần này, vì Hội đồng chưa thể xác định chính xác tên loài cây