Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Mất buồng trứng vì mua "thuốc sinh đôi" qua mạng

(17:34:43 PM 27/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Một phụ nữ Trung Quốc đã mua thuốc kích trứng qua mạng với hy vọng sớm có cặp song sinh. Tuy nhiên, loại thuốc này đã đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và buộc cô phải cắt buồng trứng bên trái, Nhật Báo Thượng Hải dẫn thông báo từ một bệnh viện địa phương ngày 25-7.

Các chuyên gia y tế cho biết clomiphene là thuốc dùng để điều trị ở những phụ nữ vô sinh do không không rụng trứng, là nguyên nhân vô sinh thường gặp nhất. Loại thuốc này có thể gây đa thai do khiến nhiều trứng rụng một lần.


Đây là loại thuốc bán theo toa và phải dùng dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ, nếu uống không đúng liều, đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
 
Thuốc lomiphene được bán tràn làn trên mạng ở Trung Quốc
 
Theo Nhật báo Thượng Hải, đầu năm 2013, người phụ nữ tên Vương mua clomiphene trên mạng và bắt đầu dùng thuốc mà không tham khảo bất kỳ ý kiến bác sĩ. Trước đó, một người bạn cũng mua cùng loại thuốc trên mạng và đã sinh đôi nên mách cho cô này.

Tuy nhiên, dùng thuốc một thời gian, cô Vương bắt đầu xuất hiện các biến chứng như nôn mửa và được đưa đến Bệnh viện Phụ sản 411 thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

“Kết quả kiểm tra y tế cho thấy bệnh nhân bị biến chứng do kích thích buồng trứng quá mức và cả hai buồng trứng đều xuất hiện u nang. Buồng trứng bên trái đã bị hư và cần cắt bỏ. Trong khi đó, chúng tôi vẫn chưa khẳng định rằng liệu buồng trứng bên phải còn đủ khả năng thụ thai hay không”, giám đốc bệnh viện, bác sĩ Dai Liangtu, cho biết.
 
Chuyên gia từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thượng hải Du Bing khuyến cáo các bệnh nhân vô sinh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê đơn thuốc chứ không nên mua thuốc trôi nổi trên mạng về tự điều trị.

Tuy không được phép nhưng loại thuốc "sinh nhiều em bé” với thành phần chính là clomiphene vẫn được bày bán tràn lan trên mạng.
(Theo Nhật báo Thượng Hải/NLĐ)