Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Kết luận này được đưa ra tại cuộc họp với chủ đề buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, tập trung vào tình hình buôn bán ĐVHD qua mạng Internet và buôn bán sừng tê giác hôm 23.7, tại Văn phòng Pan Nature (Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội).
Cuộc trò chuyện có sự góp mặt của tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện mạng lưới giám sát buôn bán ĐVHD Quốc tế (TRAFFIC) tại Việt Nam và thạc sĩ Dương Việt Hồng, Hiệp hội bảo vệ ĐVHD (WCS).
Đáng báo động
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD thì có 80% người dùng máy tính có thiết bị truy cập internet và trong đó có 35% người sử dụng internet truy cập vào các trang mua bán.
Kết quả cuộc khảo sát buôn bán ĐVHD trên mạng vào tháng 7-8.2012 cho thấy hiện tượng buôn bán ĐVHD và các sản phẩm ĐVHD trên mạng là phổ biến.
Tiến sĩ Naomi Doak, trưởng đại diện mạng lưới giám sát buôn bán ĐVHD Quốc tế (TRAFFIC) tại Việt Nam - Ảnh: Xuân Bùi
Buôn bán ĐVHD phổ biến ở các trang web về rao vặt và các diễn đàn về nuôi thú cưng. Số lượng loài của Việt Nam bị buôn bán trái phép nhiều hơn các loài ngoại nhập. Phạm vi buôn bán trải khắp các tỉnh trên cả nước, chủ yếu là 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM
Tê giác bị đe dọa tuyệt chủng vì nhu cầu của con người
Trong các loài ĐVHD bị buôn bán trái phép, tê giác là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng vì chính nhu cầu của con người.
Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác gia tăng tại châu Á, đặc biệt là Việt Nam đang tạo nên một cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác châu Phi với mức độ đột biến, 5.000% chỉ từ năm 2007 đến năm 2012.
Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC, cho biết: “Việc buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ loại sừng này là bất hợp pháp”.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Naomi Doak được công khai tại buổi làm việc, Việt Nam là nước vừa tiêu thụ vừa trung chuyển.
Bà Naomi Doak cho biết thêm, mức đáng báo động được đẩy lên cao hơn khi người dân tiêu thụ ĐVHD không chỉ là để ăn, uống, chữa bệnh…, mà còn để làm đồ trang sức.
Tại Việt Nam, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng săn bắn trộm và nạn buôn bán trái phép, tiêu thụ sừng tê giác, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã phát động chiến dịch toàn cầu về chống buôn bán trái phép sừng tê giác kéo dài 18 tháng từ tháng 7.2012 đến tháng 12.2013.
Chiến dịch này với mục tiêu chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp tại Việt Nam, giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác thông qua chiến dịch nâng cao nhận thức trong cộng đồng và đạt được cam kết của chính phủ trong việc thực hiện chương trình giảm nhu cầu, tăng cường thực thi pháp luật bao gồm giam giữ và truy tố các đối tượng tham gia buôn bán sừng tê giác.