Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Sinh vật này có chiều dài khoảng 16-17 cm, thân thon dài, có vảy toàn thân. Cả 4 chân đều tiếp sát đất và mỗi chân có 5 ngón. Khi di chuyển chậm, con vật sử dụng thành thạo 4 chân như các loài rắn mối hoặc thằn lằn. Nhưng khi di chuyển nhanh, ngoài việc phát huy lợi thế của chân, nó còn kết hợp với động tác uốn toàn thân như rắn để trườn đi, với tốc độ khá nhanh.
Sinh vật giống rắn nhưng có 4 chân. Ảnh: Nam Điền
Vì không biết loài gì, nên anh Trường tạm gọi là rắn và đưa vào nuôi trong một chai nhựa nhỏ, đục nhiều lỗ để không khí lọt vào. Đồng thời anh cũng thử đưa cơm và cả bánh ngọt vào để làm thức ăn cho rắn nhưng không biết nó có ăn hay không.
Anh Trường hiện công tác tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực 4, có trụ sở tại Thành phố Nha Trang. Anh cho biết sẽ liên lạc với Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa hoặc các cơ quan chức năng để trao con vật cho họ nuôi dưỡng và nghiên cứu, sớm có câu trả lời về loài sinh vật này.
Con vật được người bắt được nuôi dưỡng trong một chai nhựa nhỏ, dự kiến sẽ được chuyển cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan chức năng phù hợp. Ảnh: Nam Điền
Trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia về bò sát học Hà Đình Đức cho biết đây là loài Thằn lằn rắn, thuộc Họ Thằn lằn rắn, tên khoa học là Anguidae. Ở Việt Nam có 2 loài Thằn lằn rắn. Một là Thằn lằn rắn Ophisaurus harti phân bố ở các tỉnh miền Bắc từ Nghệ An trở ra. Loài thứ hai là Ophisaurus sokolovi tìm thấy ở các tỉnh phía Nam như Quảng Nam, Gia Lai.
Theo ông Đức, loài thằn lằn rắn với các nhà sinh vật học thì không lạ, nhưng đối với người dân bình thường thì ít khi thấy được nó. Nhiều người chưa từng nhìn thấy thằn lằn rắn bao giờ.