Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ
>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy
>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa
>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
Các kết luận tại cuộc họp chiều qua của ban chỉ đạo, được biết, đã đi vào các thiết chi tiết song vẫn có thể sẽ thay đổi trong quá trình xúc tiến thực hiện. Lý giải cho khả năng có thể thay đổi, TS Lê Xuân Rao, còn là phó ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, cho rằng do hàng loạt khó khăn khách quan, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thông tin đầu vào với đối tượng can thiệp.
Thực trạng sức khỏe cụ rùa thế nào vẫn là bí ẩn. Áp lực lên các chuyên gia thú y khi chữa trị cho cụ sẽ không nhỏ (Tấn Vinh, chụp ngày 17-2-2011)
“Chúng ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây nên những vết thương và tình trạng sức khỏe cụ thể của Rùa Hoàn Kiếm. Tất cả chỉ dựa trên những phỏng đoán, giả thiết và suy luận dựa trên các hình ảnh được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng”, TS Rao nói.
“Chúng ta lại chưa hề có kinh nghiệm chẩn đoán và chữa trị cho loài rùa này. Thêm vào đó, kích thước của rùa rất lớn nên rất khó thao tác trong quá trình chẩn đoán và chữa trị. Những khó khăn ấy lại diễn biến trong bối cảnh Rùa Hoàn Kiếm đang trong tình trạng sức khoẻ không tốt với nhiều vết thương trên cơ thể. Việc bắt có thể làm vết thương thêm trầm trọng và gây nhiều rủi ro trong quá trình đánh bắt. Đặc biệt, Rùa Hoàn Kiếm gắn với văn hóa tâm linh của người Việt Nam, điều đó có nghĩa không được phép để bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình điều trị. Trong khi đó, trên thực tế, rủi ro khách quan có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị từ giai đoạn cách ly, vận chuyển (nếu có) và tiếp xúc với Rùa. Những áp lực như thế đối với các chuyên gia thú y khi chữa trị cho những con vật quan trọng sẽ không nhỏ”.
Giải pháp tổng hợp
Các phương án chốt tại cuộc họp hôm nay, vẫn theo TS Rao, nằm trong khuổn khổ cả gói giải pháp tổng hợp, mang cả tính thời sự cấp bách về kỹ thuật lẫn lâu dài về phương diện bảo tồn và văn hóa.
“Các giải pháp này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là các nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước, các phương tiện thông tin đại chúng, và nhân dân”, TS Rao nói.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của gói giải pháp tổng hợp sẽ là thiết lập ngay nhóm chuyên trách cùng hệ thống quan trắc, theo dõi các vết thương của cụ rùa. Các giải pháp thành phần sẽ được điều chỉnh và thông qua trên cơ sở tính đến đòi hỏi đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và chuyên môn thú y nhằm giảm tối đa nguy cơ rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra với cụ rùa như chấn thương mới hoặc, thậm chí, tử vong.
Được hỏi “Trường hợp sức khỏe của cụ rùa ngày càng biểu hiện xấu đi trong quá trình can thiệp, ban chỉ đạo sẽ phải làm gì?”, TS Rao cho hay: “Đây là điều chúng tôi không bao giờ mong muốn xảy ra song có lẽ cũng phải tính đến nhằm tránh bị động. Hiện trạng sức khỏe của Rùa Hoàn Kiếm đến thời điểm này là ngày càng xấu. Nhưng không phải vì thế mà không làm. Đấy có lẽ cũng là mong mỏi của đông đảo nhân dân cả nước. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình, làm hết trách nhiệm, sẽ khẩn trương một cách thận trọng”.
Trong số 15 giải pháp của gói giải pháp tổng hợp sẽ được chốt trong cuộc họp chiều nay, dự kiến, có các giải pháp như cải tạo lại vùng đất ở Tháp Rùa, loại bỏ cây khoai nước xung quanh chân tháp, mở rộng và tạo bãi cát để Rùa Hoàn Kiếm có nơi phơi nắng, đẩy nhanh quá trình tự điều trị vết thương; thành lập nhóm chuyên gia về môi trường và thủy văn học xác định những tác động lên chất lượng nước và hoạt động sinh học ở hồ, trên cơ sở đó, xem xét bổ cập nước vào hồ trong mùa khô khi mực nước thấp hơn mức quy định để bù lượng nước bay hơi và giảm mức độ ô nhiễm của hồ; làm ngay cống có hệ thống cửa đóng mở luân chuyển nước hồ trong mùa mưa để cải tạo chất lượng nước hồ đã tồn đọng từ hàng trăm năm nay; dựng biển cấm phóng sinh và vứt rác xuống hồ, xây dựng các rào (cọc inox và dây) cách ly mép hồ 2 m, cấm người không có trách nhiệm tiếp cận mép hồ nhằm hạn chế tình trạng phóng sinh và vứt rác xuống hồ; tiếp tục nạo vét bùn và làm sạch nước hồ, nạo hút bùn để hồ có độ sâu trung bình 1m50 vào mùa khô; tạo bè thuỷ sinh thả quanh hồ để làm sạch nước; quan trắc, kiểm tra thường xuyên chất lượng nước hồ, v.v…Một vài đầu việc trong số đó đã và đang được tiến hành.
Liên quan trực tiếp đến cụ rùa, được biết, cũng sẽ xem xét thông qua kế hoạch nghiên cứu lựa chọn thuốc và cách thức đưa vào cơ thể cụ rùa. Đồ sộ nhất và có lẽ mất nhiều thời gian nhất sẽ là phần thẩm định việc lập kế hoạch cách ly cụ rùa để làm rõ các nguyên nhân và chữa trị.
“Đây sẽ là phần việc nhạy cảm nhất, phức tạp nhất, và tốn kém nhất”, người đứng đầu ngành khoa hcọ&công nghệ thủ đô tiên lượng.
“Nếu kế hoạch được thông qua, ban chỉ đạo đối phó với trình trạng khẩn cấp sẽ gồm hai nhóm, nhóm đưa rùa lên bể cách ly để chữa trị và nhóm tư vấn bao gồm các chuyên gia trong và ngoài nước có kính nghiệm”, TS Lê Xuân Rao. |