Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>> Hôm nay, chốt phương án cứu Cụ Rùa
>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ
>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy
>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa
>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
Phương án bắt cụ Rùa để chữa trị vừa được nhất trí trong cuộc họp của Ban chỉ đạo cứu rùa hồ Gươm sáng nay. Ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở Khoa học Công nghệ cho biết việc khám chữa bệnh cho Rùa sẽ được thực hiện tại gò Rùa, trên hai bãi cát nhân tạo rộng chừng 6 mét vuông và sâu 40 cm.
Theo ông Rao, có hai cách tiếp cận cụ Rùa, được áp dụng linh hoạt tùy tình hình: chờ lúc Rùa bò lên gò đất phơi nắng thì bắt; hoặc đặt lưới chìm ở những khu vực mà cụ thường nổi lên như gần nhà hàng Thủy Tạ (tây bắc hồ), đoạn giữa phố Hàng Khay (phía nam) và tháp Hòa Phong (phía đông hồ).
“Chúng tôi sẽ cử người có kinh nghiệm túc trực ở chân tháp Rùa và xung quanh khu vực hồ Gươm để quan sát, hoặc có thể dùng con chip điện tử theo dõi hoạt động của rùa, hoặc có thể dùng màu sắc như màu đỏ để thu hút cụ lên bờ, sau đó sẽ tiến hành bắt cụ. Các giải pháp này sẽ được cân nhắc, áp dùng trong điều kiện cụ thể", ông Rao nói.
Việc chờ bắt cụ Rùa sẽ được tiến hành ngay từ hôm nay.
Vết thương trên mình cụ Rùa ngày càng trầm trọng. Ảnh: Hà Hồng.
Cách này được chọn trong hai cách đưa ra lúc đầu, gồm đưa lên bờ chữa trị hay chữa ngay dưới nước trong môi trường sống của Rùa. Đối với đề xuất ban đầu là chữa trị dưới nước, ông Rao thừa nhận cách này giúp hạn chế nguy cơ gây tổn thương cho cụ. Tuy nhiên nếu dùng cách này, các chuyên gia sẽ không lấy được mẫu bệnh phẩm để tìm bệnh một cách chính xác.
"Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong chẩn đoán và chữa trị cho loài rùa mai mềm. Trong quá trình bắt cụ Rùa lên và chữa trị vết thương, không thể để xảy ra sai sót gì bởi rùa hồ Gươm gắn bó với văn hóa tâm linh người Việt", ông Rao nhấn mạnh.
Trong quá trình đưa cụ lên bờ, Sở sẽ mời thêm các chuyên gia nước ngoài tư vấn thêm kiến thức và kinh nghiệm, ông Rao nói.
Một hội đồng gồm các bác sỹ thú y, chuyên gia thủy sản và nhà sinh học sẽ được thành lập, phối hợp cùng với phó giáo sư Hà Đình Đức chữa vết thương của cụ Rùa.
Rùa hồ Gươm lên gò phơi nắng, ảnh chụp năm 2007. Ảnh: Hà Đình Đức.
Ngoài việc đưa Rùa lên bờ, việc làm sạch môi trường hồ cũng được tiến hành, gồm thu dọn chướng ngại vật dưới lòng hồ, nạo vét bùn rác dưới lòng hồ, xử lý ô nhiễm môi trường nước và dùng chế phẩm sinh học để làm sạch hồ; đánh bắt và xử lý rùa tai đỏ. Thời gian thực hiện việc chữa trị và cải tạo môi trường hồ có thể kéo dài từ hai tháng đến hai năm.
Về phương án bắt cụ Rùa lên cạn, Sở Khoa học và công nghệ đã đưa ra hai phương án là dùng bẫy tự động và dùng lưới chụp. Phương án dùng lưới có vẻ thuyết phục được lãnh đạo thành phố Hà Nội. Còn phương án dùng trực thăng hay hệ thống thiết bị phức tạp để bắt cụ đã gần như bị loại bỏ.