Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Chưa thể đưa rùa lên chữa trị
>> Diễn tập trước khi đưa cụ Rùa lên bờ
>> Rùa Hồ Gươm lại nổi hàng giờ
>> Rùa Hồ Gươm nổi liên tiếp bốn ngày
>> Rùa lại nổi với vết lở loét ở bàn chân, cổ và mai
>> Rùa lại nổi với vết đốm trắng trên đầu
Phương án thứ nhất là cải tạo lại và cửa xung quanh Tháp Rùa để Rùa Hồ Gươm tự bò lên qua bốn cửa, mỗi cửa có đường kính 2m quanh chân Tháp Rùa. Tại chân Tháp Rùa, hàng rào chắn bằng hàng rào sắt bảo đảm không gây chấn thương cho rùa.
Đến nay, Sở Xây dựng Hà Nội đã hoàn thành việc sửa chữa đường lên xuống, cải tạo bãi cát tại khu vực Tháp Rùa để Rùa Hồ Gươm có chỗ phơi nắng, giúp nhanh khỏi bệnh theo phương pháp tự nhiên. (Ảnh: Phạm Mạnh)
Khi Rùa Hồ Gươm bò lên sẽ đóng cửa và nhốt trong chân Tháp Rùa. Xung quanh chân Tháp Rùa sẽ tạo ra môi trường tự nhiên để rùa có thể phơi nắng, đồng thời tiến hành dọn dẹp các chướng ngại vật như hệ thống đèn chiếu ngược, dây điện để đảm bảo an toàn cho Rùa Hồ Gươm.
Phương án thứ hai là bắt cưỡng bức bằng lưới. Theo đó, tổ chức quây lưới và đưa Rùa Hồ Gươm vào bể điều trị tại chân Tháp Rùa. Lưới bắt được thiết kế đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Rùa Hồ Gươm và người trong quá trình đánh bắt và đưa lên. Đảm bảo Rùa Hồ Gươm không bị mắc đầu, móng chân vào lưới, không để lật ngửa cũng như gây tổn thương thêm.
Nếu rùa không tự bò lên Tháp Rùa, khi rùa nổi, đội thợ lặn sẽ dùng lưới vây bắt. Khi rùa lặn, máy dò siêu âm sẽ được đưa ra nhằm xác định vị trí của rùa. Sau khi bắt, rùa được đưa vào bể cứu thương lắp đặt ở chân Tháp Rùa có đường kính 5m.
Việc chữa trị sẽ được lưu giữ bằng hình ảnh và hồ sơ để làm cơ sở cho các hoạt động chữa trị và dữ liệu khoa học sau này. (Ảnh: Phạm Mạnh)
Sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thú y sẽ xử lý vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ; quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng.
Việc đưa rùa ra khu chữa trị phải đảm bảo thích hợp với Rùa Hồ Gươm và không gây sốc khi chuyển môi trường sống từ hồ vào nơi chữa trị và ngược lại. Ngoài ra, còn phải đảm bảo tiện lợi xử lý nước trong quá trình chữa trị, chỗ ẩn gần như tự nhiên, giảm tiếng động và sự tác động của con người.
Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. Bể nuôi dưỡng có đường kính khoảng 15m với không gian rộng và nguồn thức ăn tôm, cá. Kết hợp với bãi tắm nắng ở chân Tháp Rùa để đảm bảo cuộc sống tự nhiên cho rùa.
Theo ý kiến của các chuyên gia, thời gian này có thể kéo dài từ hai tháng đến hai năm. Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường.
Hiện nhóm chuyên gia về rùa mai mềm kích thước lớn và bác sĩ thú y với kinh nghiệm và kỹ năng làm việc về Rùa Hồ Gươm ở Hồng Kông, Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á thuộc Vườn thú Cleveland Parks (Mỹ) có trụ sở ở Hà Nội và một số chuyên gia khác sẵn sàng giúp đỡ nếu được yêu cầu.
Hội đồng Chữa trị Rùa Hoàn Kiếm cũng đã đưa ra phác đồ điều trị cụ thể như sau
|
Tranh cãi nên hay không đưa Rùa Hoàn Kiếm lên
“Không nên đưa rùa lên mà đợi trời ấm hơn mới đưa rùa lên”, GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Học Việt Nam, nói,”Chứ trời rét như thế này mà đưa rùa lên sẽ nguy hiểm. Để rùa ở dưới hồ vẫn ấm hơn”.
Đồng tình với ý kiến của GS.TS Huỳnh, ông Nguyễn Ngọc Khôi, thành viên Hội đồng Chữa trị Rùa Hồ Gươm, cũng cho rằng thời tiết trên 20 độ C thì mới nên đưa rùa lên, nếu không rùa sẽ chết.
Trái ngược với hai ý kiến trên, TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội, đề nghị, “Không nên đợi thêm nữa mà nên đưa rùa Hồ Gươm lên chữa trị, kể cả trời rét, nếu không rùa sẽ chết.” |