Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Thái Bình đẩy mạnh công tác phòng chống bạo lực gia đình Tin ảnh

(09:24:46 AM 28/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo kế hoạch, đến năm 2016 tất cả 286 xã, phường trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải thành lập được Ban chỉ đạo và có mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; 30% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh thiết lập được các “Đường dây nóng”, “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” nhằm tư vấn, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay Thái Bình mới chỉ thực hiện được 6 mô hình Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình và chưa có “đường dây nóng” nào. 


Để thực hiện được mục tiêu kiềm chế và làm giảm số nạn nhân bị bạo lực gia đình hướng đến xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, ổn định xã hội cần có sự chung tay của tất cả các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và chủ yếu là từ chính ý thức của các thành viên trong gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình. 

 


Ảnh minh họa

 

 

2 toàn tỉnh có 372 vụ bạo lực gia đình xảy ra trên 4 nhóm hành vi bạo lực; trong đó, địa bàn Thành phố Thái Bình là nơi diễn ra nhiều vụ bạo lực nhất, hầu hết số vụ đều liên quan đến bạo lực thân thể và tinh thần (chiếm khoảng 80%). Nạn nhân của các vụ bạo lực này phần lớn là phụ nữ và ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con cái, đe dọa hạnh phúc gia đình. 


Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thái Bình cho biết, năm 2008 khi Luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực đã góp phần giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm của từng người dân về các vấn đề phòng ngừa bạo lực gia đình; bảo vệ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực; nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, gia đình, tổ chức và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm, tại mỗi huyện tổ chức 2 hội nghị truyền thông trực tiếp về vấn đề này, hàng nghìn tài liệu tuyên truyền đã đến tay người dân. Kinh phí thực hiện cho công tác từ 100 - 150 triệu/năm. Tuy nhiên theo ông Tuấn, riêng trong vấn đề thực hiện Luật cũng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, không xử phạt hành chính và hình sự trường hợp nào vi phạm Luật, trong khi đó vụ bạo lực diễn ra là điều ai cũng nhận thấy. Nguyên nhân trước hết là do chính bản thân nạn nhân của hành vi bạo lực không dám khai báo hoặc nhẫn nhịn chịu đựng nên khó cho việc phát hiện có bạo lực hay không. Mặt khác, đơn vị cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn) cũng chưa kiên quyết thực hiện Luật, còn tâm lý nể nang. 


Thời gian tới, tỉnh Thái Bình tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; trong đó, nhấn mạnh nội dung chống bạo lực và bình đẳng giới, đưa vào trong các hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố; đưa nội dung phòng chống bạo lực vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung chống bạo lực vào các buổi sinh hoạt tại khu dân cư, gắn vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

(TTXVN)