Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
(Ảnh minh họa: Hà Thái/TTXVN)
Để giảm lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động cốt lõi của ngành dầu khí Việt Nam, theo các chuyên gia trong ngành cần tiếp tục các giải pháp thu hồi, tái sử dụng khí đồng hành từ quá trình đốt đuốc và thu hồi khí Metan thất thoát từ các bồn chứa…để làm nhiên liệu cấp tại chỗ (như chu trình công nghệ thu hồi CO2 của đạm Phú Mỹ để sản xuất phân bón) hoặc phân tách thành các sản phẩm có giá trị kinh tế như khí hóa lỏng LPG, xăng… Bên cạnh đó, việc tìm kiếm thay thế các nhiên liệu đốt đi từ nguồn gốc sinh học thân thiện với môi trường sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí phát thải. Đặc biệt, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiếp tục tập trung triển khai sẽ không những là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà còn đóng góp lớn vào mục tiêu giảm khí phát thải nhà kính.
Lý giải về nguyên nhân khiến lượng khí phát thải nhà kính của ngành dầu khí cao như trên, các chuyên gia khẳng định: Vào năm 2015, các nhà máy điện than do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư như Vũng Áng 1, Nhơn Trạch 2…đi vào hoạt động ổn định nên lượng khí phát thải từ đây sẽ cao gấp 3 lần hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động của nhà máy đạm Cà Mau, nhà máy xơ sợi Đình Vũ và 3 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học cũng khi hoạt động ổn định cũng sẽ thải ra lượng khí nhà kính đáng kể.
Theo Viện Dầu khí Việt Nam, xét ở lĩnh vực sản xuất, nguồn phát thải lớn nhất là từ ngành công nghiệp điện với 5,6 triệu tấn/năm, chiếm 50% tổng lượng phát thải. Tiếp đến là phát thải từ ngành công nghiệp khai thác dầu khí chiếm khoảng 28%, ngành lọc hóa dầu chiếm 18%, phần còn lại là từ sản xuất phân đạm và công nghiệp khí.