Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>> Tìm Rùa thứ hai tại Hồ Hoàn Kiếm
>> Bắt đầu khám bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm
>> Vết thương Rùa Hoàn Kiếm đỡ hơn trước
>> Diễn tập vây bắt rùa tại Hồ Hoàn Kiếm
>> Chen nhau xem bắt Rùa Hồ Gươm
Rùa trong lưới. Có thể nhìn rõ một vết sâu trên mai rùa và những vết trắng trên chi. Ảnh: AFP.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề thuộc Viện nuôi trồng thủy sản, trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa hồ Gươm, cho biết vết thương của cụ Rùa không đáng lo ngại, các móng của cụ Rùa vẫn còn nguyên. Ông cho biết trong những ngày đâu, điều quan trọng nhất là nâng sức bằng cách tăng cường dinh dưỡng cho cụ, sau đó mới đến trị bệnh.
"Nhận định ban đầu là cụ chỉ bị bệnh loét mãn tính ngoài da do vi khuẩn và nấm. Bước đầu chỉ cần bôi thuốc Castellani kháng khuẩn và theo dõi hằng ngày, chưa cần tiêm hoặc cho uống thuốc", tiến sĩ Tề nhấn mạnh.
Ông Hà Hồng, người dành nhiều thời gian theo dõi sức khỏe cụ trong những ngày qua cho biết, theo quan sát bằng mắt thường, cụ Rùa hồ Gươm chiều dài mai khoảng 1,2 mét, đuôi dài 35cm. Chiều rộng mai hơn 80 cm. Đầu chi trước bên phải Rùa bị thương; vết loét trên mai gần cổ dài 10 cm, rộng 4 cm, chi sau hơi bị loét chỗ móng, trên mai có hai vết sẹo đã liền.
Tiến sĩ Tề nhấn mạnh thêm rằng cụ Rùa không bị mất móng. Vết màu trắng trên chân phía trước và trên cổ là do giảm sắc tố da sau khi vết thương đã thành sẹo.
Lo ngại nhất của nhóm chẩn đoán là nguy cơ Rùa mắc bệnh viêm phổi. Để biết rõ các bệnh bên trong nội tạng của cụ Rùa, các thành viên trong tổ chữa trị đã lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh, phân loại hình thái, xác định giới tính.
"Đồng thời nhóm đã thu mẫu ADN, dự kiến cuối tuần này có thể đưa ra kết luận về bệnh trạng của cụ Rùa", tiến sĩ Tề cho biết.
Cụ Rùa trong bể dưỡng thương. Các nhà khoa học ước tính Rùa nặng 200 kg. Ảnh: Hoàng Long.
Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên hội đồng chữa trị Rùa hồ Gươm, cụ Rùa ăn cá ngay trong ngày đầu vào bể là tín hiệu mừng.
"Trong quá trình vây bắt, chúng tôi thấy một điều quan trọng là nguồn thức ăn cho rùa trong hồ thiếu trầm trọng. Không hề có con cá nào lọt lưới khi vây bắt rùa".
Để chống sốc môi trường, nước để nuôi Rùa trong bể là nước của chính hồ Gươm bơm vào qua hệ thống lọc. Độ sạch của nước trong bể được hiểu theo ý nghĩa môi sinh.
"Từ lúc đưa Rùa vào bể chữa thương, chưa thấy có dấu hiệu cụ bị sốc. Có thể cụ đã quen với tiếng ồn của Hà Nội", ông Vĩnh nói.
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Ngọc Khôi, lãnh đạo tập đoàn KAT - đơn vị vây bắt cụ Rùa hôm chủ nhật và có kinh nghiệm nuôi chăm sóc rùa nhiều năm, đang cho thuyền đi tìm "cụ Rùa thứ hai" trên hồ Gươm. Ông Khôi từng cho biết đã quan sát thấy hai đường tăm rùa cùng lúc nổi trên mặt hồ và cho rằng có một cụ nữa còn sống trong hồ.
Quan sát Rùa trong bể trị thương hiện nay, một số người cho rằng cụ hơi nhỏ so với các bức ảnh chụp Rùa nổi trước đây.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hà Đình Đức, người có 20 năm quan sát và nghiên cứu Rùa hồ Gươm, trong hồ chỉ có duy nhất một cụ và cụ đó thuộc phân loài duy nhất chưa được biết đến.
Theo tổ chức bảo tồn quốc tế CI, Rùa hồ Gươm là loài quý hiếm, hiện trên thế giới chỉ có 4 cá thể gồm hai ở Việt Nam và hai ở Trung Quốc.