Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Chủ tịch IEA Maria van der Hoeven cảnh báo loài người chúng ta nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến nhiệt độ Trái Đất tăng từ 3,6 độ C - 5,3 độ C.
Ảnh minh họa. (Nguồn: blogs.scientificamerican.com)
Báo cáo Bản đồ Khí hậu-Năng lượng do IEA vẽ lại cho thấy khí thải gây hiệu ứng nhà kính có liên quan tới năng lượng, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số khí phát thải, đã tăng 1,4% lên mức kỷ lục mới trong năm ngoái. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng các quốc gia có thể áp dụng nhiều chính sách khác nhau để ngăn chặn sự phát thải khí trong ngành năng lượng, mà không gây thiệt hại tới nền kinh tế như nhiều các chính phủ lo ngại.
IEA đề xuất 4 biện pháp nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 8% so với mức hiện tại vào năm 2020, bao gồm các quốc gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà, ngành công nghiệp và vận tải; hạn chế xây dựng các nhà máy điện đốt than kém hiệu quả; giảm lượng thoát khí mêtan từ hoạt động khai thác dầu khí; đồng thời giảm các khoản trợ cấp nhiên liệu.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Durban (Nam Phi) hồi năm 2010, các quốc gia trên thế giới đã đặt ra mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này chỉ ở mức 2 độ C nhằm tránh những tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, như tình trạng hạn hán tồi tệ, lốc xoáy, lũ lụt và gia tăng mực nước biển.
IEA cảnh báo nếu các nước trì hoãn các nỗ lực nhằm hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu, điều này sẽ khiến ngành năng lượng phải hứng chịu các khoản chi phí tăng thêm "khổng lồ" và tăng những rủi ro đối với các ngành khác.