Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nhiều ý kiến cho rằng tồn tại hơn hai cá thể Rùa Hoàn Kiếm tại chính hồ này. Tại sao đến nay, theo ông, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lại khó xác định có bao nhiêu cá thể rùa ở một hồ nhỏ như Hồ Gươm?
Tôi rất ngạc nhiên nếu có hơn một cá thể Rùa Hoàn Kiếm xuất hiện trong hồ. Có vẻ như cá thể đó không phải sinh sống ở Hồ Hoàn Kiếm từ nhiều năm trước.
Có một số phương pháp chuẩn được áp dụng cho việc nghiên cứu rùa trong nhiều năm trở lại đây và hầu như không có nhiều thay đổi như là đặt bẫy, điều tra theo tuyến.
Hiện tại, có một số phương pháp nghiên cứu hiện đại được áp dụng cho nghiên cứu động vật hoang dã nói chung, rùa nói riêng, trong đó có phương pháp sử dụng sóng âm thanh (sonar). Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả với những khu vực nước nông như ở hồ Hoàn Kiếm.
Phương pháp tôi cho rằng có thể sử dụng ở hồ Hoàn Kiếm tương tự như phương pháp đội lai dắt và bắt cụ rùa đã sử dụng. Đó là sử dụng ống nhòm, quan sát, đi thuyền trên hồ và theo dõi dấu bong bóng. Tôi sẽ đặt câu hỏi về cá thể thứ hai ở hồ Hoàn Kiếm, nếu quả thực có, bởi nhiều khả năng cá thể đó mới được thả vào thời gian gần đây.
Rùa Hoàn Kiếm trong những ngày chữa trị đầu tiên bên gò Tháp Rùa (Ảnh QD)
Các nhà khoa học xác định nhiều khả năng Rùa Hoàn Kiếm là cá thể cái. Như vậy, triển vọng nhân giống loài rùa này như thế nào?
Sẽ là một tin vui nếu Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm là cụ bà. Tuy nhiên, đối với chương trình bảo tồn, câu hỏi sẽ là, cá thể rùa cái ở Hồ Gươm còn khả năng sinh sản hay không khi đã quá già như vậy.
Rồi chương trình bảo tồn, nhân giống sẽ được thực hiện như thế nào? Đấy là chưa kể, Hồ Hoàn Kiếm hiện nay rất ô nhiễm. Đưa cá thể khác tới hồ để nhân giống là rất nguy hiểm, có thể giết chết con vật.
Thực tế ở Trung Quốc có hai cá thể, một đực và một cái. Các nhà bảo tồn Trung Quốc đã ghép đôi hai cá thể này từ năm 2008 tới nay và cá thể cái đã đẻ khoảng 600 trứng. Tuy nhiên, không có trứng nào nở thành công. Nguyên nhân có thể do cá thể đực.
Vì thế, cách tốt nhất để nhân giống rùa từ Trung Quốc với Việt Nam là chuyển cá thể rùa đực ở Việt Nam tại hồ Đồng Mô sang Trung Quốc. Cá thể này sẽ ở đó khoảng một vài năm. Nếu ghép đôi và sinh sản thành công thì một nửa số cá thể con sinh ra sẽ được chuyển về VN. Nửa còn lại giữ lại ở Trung Quốc. Sau đó cá thể đực này có thể trở về Việt Nam.
Về cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Hoàn Kiếm, hiện tại vẫn chưa xác định được giới tính của cá thể. Một số nhà khoa học cho rằng 90% là cá thể cái. Tuy nhiên, giới tính của cá thể này vẫn đang trong quá trình thảo luận.
Cảm ơn ông!
Xác định gene và tuổi của rùa Hoàn Kiếm có thể được thực hiện như thế nào? Có những khó khăn gì và có thể khắc phục ra sao?
Tim McCorrmack: Đối với rùa mai mềm, việc xác định giới tính dựa trên ba phương pháp. Thứ nhất dựa trên độ dài và to của đuôi. Đuôi của con đực to và dài hơn đuôi của con cái cùng loài. Thứ hai, xác định vị trí của hậu môn. Hậu môn của con đực nằm xa gốc đuôi hơn so với con cái. Cuối cùng là sự khác nhau của yếm. Con đực trưởng thành có yếm lõm, con cái có yếm phẳng (tiêu chí này áp dụng cho một số loài).
Việc xác định giới tính của loài rùa mai mềm là rất khó khăn, phức tạp và đến nay chưa có cách nào xác định được chính xác. Công nghệ gene chỉ có thể nêu ra được những đặc tính khác về loài. Người ta có thể sử dụng các đồng vị phóng xạ để xác định niên đại của động vật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho những mẫu vật có niên đại rất lớn. |