Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Sóc Trăng chịu nhiều thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, sạt lở… gây ra với mức thiệt hại ước trên 67 tỷ đồng. -Ảnh tư liệu
Trước đó, tình trạng xâm nhập mặn trong những tháng đầu năm đã làm cho hơn 6.000ha lúa trên địa bàn các huyện Trần Đề, Long Phú, Mỹ Xuyên…bị ảnh hưởng từ 30-100% diện tích, tổng thiệt hại từ lúa vụ 3 ước trên 62 tỷ đồng. Không chỉ hạn mặn mà tình trạng sạt lở cũng khiến cho cả người dân và chính quyền các địa phương “đau đầu” vì sự bất ngờ và khó lường hết hậu quả.
Cụ thể, ngày 29/4 vừa qua, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã làm 3 căn nhà của người dân ở xã An Mỹ (huyện Kế Sách) bị cuốn trôi xuống sông, ước tính thiệt hai trên 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết thất thường cũng đã làm sập và tốc mái 51 căn nhà của người dân tại các xã Tham Đôn, Thạnh Phú, Gia Hòa 1, Hòa Tú 1, Ngọc Đông và Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên) vào trung tuần tháng 5/2013, ước thiệt hại gần 300 triệu đồng.
Là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai nên từ đầu năm nên Ủy ban Nhân dân huyện Kế Sách đã kịp thời cấp kinh phí duy tu sửa chữa cho các đơn vị, địa phương khắc phục kịp thời, đảm bảo giao thông thông suốt. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện cũng đưa ra phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013. Theo đó, đối với các xã đất liền, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các xã, thị trấn cần tiến hành điều tra, khảo sát thống kê các hộ có nhà tạm, nhà bán kiên cố cần sơ tán dân đến các điểm an toàn.
Ông H uỳnh Anh Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Kế sách cho biết, trước mùa mưa bão năm nay, là địa phương có vị trí nằm sát sông Hậu, lại có nhiều cồn nên để chủ động đối phó với những diễn biến bất lợi của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện và các xã, thị trấn xây dựng phương án phòng chống lụt bão phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; tăng cường tuần tra kiểm soát các chuyến đò dọc, đò ngang không đăng ký cùng các phương tiện giao thông đường thủy, bổ sung trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn… Riêng đối với các xã cù lao, sẽ rà soát lại các đoạn đê xung yếu để gia cố trước mùa lũ, đảm bảo an toàn để người dân an tâm sản xuất và chủ động trước các tình huống xấu xảy ra.