Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cần Thơ tạo điều kiện cho các đơn vị liên doanh, liên kết với nhau trong sản xuất và xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ trong sản xuất, nhất là công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm theo kỹ thuật cao, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng tại Nhật, Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương.
Cần Thơ giảm chế biến thủy sản thô mà đa dạng hóa và tăng tỷ trọng sản phẩm cao cấp; quản lý chất lượng và và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn; tập trung chế biến tôm, đặc biệt là tôm sú, các loại cá ướp đông phi lê và nguyên con, sản phẩm nhuyễn thể đóng gói nhỏ ăn liền, nấu liền là những mặt hàng tiêu thụ mạnh trên thị trường quốc tế. Để có đủ nguyên liệu, Cần Thơ liên kết với các tỉnh khác mua hàng chục ngàn tấn tôm, cá, nhiều nhất là tôm sú, cá tra phục vụ chế biến, đồng thời mở rộng diện tích nuôi thủy sản lên gần 12.000 ha. Trong nuôi cá tra xuất khẩu, Cần Thơ không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng vài ha trở lên, nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch, đồng thời tổ chức cho người nuôi liên kết chặt chẽ với nhà máy chế biến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến như đã từng xảy ra trong thời gian qua.
Cần Thơ ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo đảm cá phi lê xuất khẩu đạt chất lượng cao; trong đó, có phương pháp “Làm giàu thành phần a – xít béo có lợi (Omega 3) trong phi lê cá tra thông qua tái khẩu phần thức ăn của cá”. Phương pháp này có tác dụng nâng cao chất lượng thịt phi lê, nâng cao giá trị cá tra xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh cho cá tra trên thị trường quốc tế.