Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Theo các nhà khoa học, sắc tổ da của cụ Rùa khó có thể trở lại như ban đầu vì cụ đã cao tuổi. Ảnh: Quang Bùi.
"Viện công nghệ sinh học đã giám định xong kết quả cho Rùa hồ Gươm. Kết quả này sẽ được các nhà khoa học Việt Nam gửi sang ngân hàng gene thế giới, đặt tại Thụy Sĩ, để đưa ra kết quả chính xác nhất", tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa hồ Gươm nói.
Theo tiến sĩ Tề, quá trình này sẽ được thực hiện song song với việc đối sánh mẫu gen từ 2 con rùa của Trung Quốc - được xem là cùng loài với cụ Rùa hồ Gươm.
"Thông thường phải mất 3 năm, hoặc 10 năm, ngân hàng gene thế giới mới công bố kết quả. Nhưng với cụ Rùa, dự kiến có thể là 6 tháng sẽ công bố", ông Tề nói.
Dựa vào hình thái bên ngoài, ông Tề cho rằng, khả năng lớn rùa hồ Gươm là "cụ bà". Ông Tề cũng nói thêm, theo nhận định ban đầu từ các mẫu gene của các loài rùa được tìm thấy ở Việt Nam, Rùa hồ Gươm đang được chữa trị là một loài mới của Việt Nam, không cùng loài với rùa Đồng Mô hay giải Thượng Hải.
Liên quan đến sức khỏe cụ Rùa, ông Tề cho biết, về lý thuyết khoảng 10 ngày nữa, việc điều trị sẽ hoàn tất và có thể đưa Rùa trở lại hồ. Nhưng việc đưa cụ Rùa trở lại môi trường còn phụ thuộc vào nước hồ làm sạch xong hay không.
"Để rùa sống lâu trên cạn sẽ rất nguy hiểm, vì như thế Rùa sẽ nhanh chóng bị thuần hóa, quen với việc được con người chăm sóc hàng ngày. Kỹ năng sinh tồn tự nhiên sẽ dần mất đi", ông Tề lưu ý.