Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đây là kết quả một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Lancet số ra ngày 28/5.
Học sinh ở Đài Loan, Trung Quốc đeo khẩu trang phòng ngừa cúm ngày 1/5. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo các nhà khoa học Trung Quốc tham gia nghiên cứu trên, sau khi theo dõi 14 bệnh nhân nhiễm H7N9 được điều trị bằng các thuốc oseltamivir hoặc peramivir ở Trung tâm y tế công cộng Thượng Hải từ ngày 4 - 20/4, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ có 11 người trong số này có tiến triển tích cực, 3 người còn lại bệnh tình không thuyên giảm.
Thậm chí, chỉ số virus ở 3 người này tiếp tục tăng cao, buộc các bác sĩ phải sử dụng máy hỗ trợ hô hấp nhưng vẫn có 2 người bị tử vong.
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc virus H7N9 có thể dễ dàng kháng lại các loại thuốc điều trị là yếu tố rất đáng quan ngại hiện nay.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ở Trung Quốc không ghi nhận thêm bất kỳ trường hợp nhiễm mới H7N9 nào trong hai tuần qua. Theo thống kê, tính đến ngày 28/5, ở Trung Quốc đã có tổng cộng 130 người nhiễm virus H7N9, trong đó 37 người đã tử vong.
Liên quan tới virus nCo V-EMC có họ hàng với virus gây bệnh SARS, giới chức y tế Pháp xác nhận đã xảy ra trường hợp tử vong đầu tiên vì nhiễm loại virus này. Nạn nhân là một người đàn ông 65 tuổi, nhập viện ngày 23/4 sau khi được phát hiện nhiễm bệnh ở Dubai. Đáng chú ý, một bệnh nhân nam cùng phòng với người đàn ông này cũng đã được phát hiện nhiễm virus nCo V-EMC.