Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Quang cảnh họp báo tối 28/5/2013, tại Nhà hàng cảng Châu Đốc (An Giang)
Dựa vào các tiêu chí cơ bản như: Kích thước của tượng Phật, sự nổi tiếng của tượng Phật và sự quan tâm của cộng đồng, Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm đã vượt qua 8 tượng Phật khác trong đó có 5 tượng ở Trung Quốc, 1 tượng ở Thái Lan, 1 tượng ở Đà Lạt và 1 tượng ở Mỹ Tho để được Kỷ lục châu Á xác lập là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm đạt độ thẩm mỹ cao về kiến trúc, hài hòa giữa không gian núi rừng với độ cao của tượng và các chi tiết nghệ thuật thể hiện bức tượng – Từ nụ cười của Phật đến vành tai, tay, tư thế ngồi, hướng nhìn…của Phật Di Lặc.
Công trình văn hóa nhân tạo – Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm mang một giá trị to lớn về văn hóa tâm linh, tạo ra biểu tượng văn hóa cho vùng đất An Giang, thúc đẩy phát triển du lịch. Tượng Phật Di Lặc là một trong 14 Kỷ lục Phật giáo Việt Nam được Trung tâm sách kỷ lục công bố trong Đại lễ Phật Đản năm 2008 là tượng Phật cao và lớn nhất nước.
Trước đó, năm 2006, công trình nghệ thuật đồ sộ này được xác lập kỷ lục là tượng Phật lớn nhất Việt Nam.
Được biết, lễ công bố kỷ lục châu Á Tượng Phật Di Lặc tại khuôn viên núi Cấm sẽ diễn ra vào sáng 29/5/2013.