Vệ binh Thụy Sĩ được thành lập vào khoảng giữa những năm 1.400 tại các ngôi làng nằm ở vùng trung tâm của dãy núi Alps, lúc đó đang bị nạn nghèo đói hoành hành và người dân nơi đây đang rất cần việc làm.
Các ngôi làng này tập hợp được 15.000 thanh niên trai tráng, huấn luyện họ thành các chiến binh, rồi đem cho thuê đội quân này.
Nhiều người chấp nhận đi đánh thuê vào mùa đông, còn mùa hè thì làm công việc đồng áng.
Vatican thường xuyên thuê đội quân đánh thuê Thụy Sĩ này cho nhiều vụ đụng độ khác nhau vào cuối những năm 1.400.
Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, vệ binh Thụy Sĩ được nhìn thấy tại các phiên tòa và lâu đài trên khắp châu Âu.
Vào năm 1503, Giáo hoàng đã chính thức yêu cầu thuê 200 vệ binh Thụy Sĩ.
Trận đánh lớn đầu tiên của họ dưới danh nghĩa là cận vệ của Giáo hoàng diễn ra vào năm 1.527. Khi đó, 138 vệ binh Thụy Sĩ chiến đấu cho đến người cuối cùng để bảo vệ Giáo hoàng Clement VII khi Tòa thánh tại Rome lúc bấy giờ đang bị đánh phá.
Một âm mưu ám sát Giáo hoàng bất thành xảy ra vào thập niên 1.980 khiến Vatican quyết định tăng cường luyện binh cho Đội Vệ binh Thụy Sĩ.
Trước khi gia nhập Đội Vệ binh Thụy Sĩ, các chiến binh đều đã vượt qua một đợt huấn luyện quân sự theo tiêu chuẩn Thụy Sĩ.
Tân binh sẽ phải học cách hành quân kiểu Ý, cũng như các kỹ năng chống bạo động.
Thành viên Đội Vệ binh Thụy Sĩ bắt buộc phải là công dân Thụy Sĩ, không có tiền án tiền sự, độc thân và có chiều cao ít nhất là 1,8 mét.
Giáp trụ của Vệ binh Thụy Sĩ được rèn theo kiểu của thế kỷ 15.
Trang phục và áo giáp của Vệ binh Thụy Sĩ được làm vào những năm đầu thế kỷ 20, lấy cảm hứng từ các bức tranh của hai thiên tài hội họa Ý là Michelangelo và Rafaello.
Cơ cấu Đội Vệ binh Thụy Sĩ bao gồm một ban chỉ huy khoảng 35 người và gần 100 chiến binh cầm kích.
Vệ binh Thụy Sĩ tại Vatican hoạt động như một lực lượng đặc nhiệm thầm lặng, theo đánh giá của Business Insider.
Họ được huấn luyện sao cho phù hợp với phong cách cung đình tại Vatican.
Nếu gặp tình huống xấu, các vệ binh Thụy Sĩ sẽ bảo vệ Giáo hoàng bằng mọi giá.
|