Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cũng tại hội nghị, các nước Hội đồng Bắc cực đã ký Hiệp định hợp tác ứng phó với ô nhiễm dầu trên biển. Đây là văn kiện ràng buộc pháp lý về bảo vệ môi trường tại Bắc cực trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu đẩy mạnh hoạt động khai thác tại khu vực này.
Ngoài ra, các nước Hội đồng Bắc cực cũng đã trao quy chế quan sát viên cho Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, nâng tổng số nước được cấp quy chế này lên 32.
Phát biểu nhân sự kiện này, Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Karl Bildt cho rằng việc có thêm nhiều nước được trao quy chế quan sát viên sẽ tăng cường vị thế của Hội đồng Bắc cực trên trường quốc tế.
Hội đồng Bắc cực được thành lập năm 1996, gồm Đan Mạch, Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển và 6 liên minh các dân tộc bản địa phương Bắc. Hội đồng đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề môi trường và thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực, nhưng trừ lĩnh vực an ninh.
Hiện tại, Hội đồng Bắc cực có 6 nước quan sát viên thường trực (gồm Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Pháp) và 5 tổ chức quốc tế đóng vai trò quan sát viên là Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Hội đồng Bộ trưởng các nước phương Bắc, Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới, Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới.
Trong thời gian Thụy Điển làm chủ tịch luân phiên Hội đồng Bắc cực, tổ chức này đã nhận được 14 đơn xin quy chế quan sát viên. Quy chế này chỉ được trao cho các nước và tổ chức quốc tế không thuộc Bắc cực. Các nước quan sát viên được tham dự tất cả các hội nghị của Hội đồng Bắc cực, trừ các hội nghị cấp bộ trưởng.