Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nguyên nhân do nước thải xả vào môi trường sông rạch tự nhiên của các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu đô thị, khu dân cư chưa được xử lý triệt để; phần lớn cư dân tập trung sinh sống hai bên bờ sông, kênh rạch chưa sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước, vứt rác thải sinh hoạt ra sông, rạch gây ô nhiễm; nước trên đồng ruộng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và những độc tố khác không tự làm sạch, lưu dẫn trong hệ thống kênh rạch; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiệu ứng nước biển dâng dẫn đến nước mặn xâm nhập sâu trong nội đồng, nhất là vào mùa khô.
Tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn, đồng thời xây dựng hoàn thành 2 dự án để làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Đó là dự án “Quy hoạch tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh có tính đến tác động của biến đổi khí hậu”; dự án “Xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh”. Tuy nhiên, hai dự án này hiện đang thiếu kinh phí triển khai thực hiện. Tỉnh đã cấp 6 giấy phép khai thác nước mặt, với tổng dung lượng gần 81.000 m ³ /ngày đêm cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân ở các huyện Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng và thành phố Rạch Giá. Cấp 23 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tự nhiên, với tổng lưu lượng gần 3.900 m ³ /ngày đêm cho các cơ sở sản xuất tại huyện Phú Quốc, Châu Thành, Kiên Lương và thành phố Rạch Giá.
Tỉnh Kiên Giang đã và đang huy động các nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện những dự án bức xúc về ô nhiễm môi trường nguồn nước. Đầu tư nạo vét, khơi thông dòng chảy những dòng kênh, con rạch ở vùng nông thôn đang bị cạn kiệt và ô nhiễm nặng; xây dựng và nâng cấp những công trình ngăn mặn, giữ ngọt kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển, cửa biển và cửa sông lớn chống sạt lở. Bên cạnh đó, tiếp tục khảo sát, lập danh sách các nguồn nước bị ô nhiễm, sông rạch cạn kiệt để xây dựng phương án, biện pháp xử lý. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước gắn với việc kiểm soát cấp phép, kiểm tra, thanh tra các đối tượng khai thác sử dụng nguồn nước và xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường tự nhiên.