Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tìm hiểu được biết: Đường giao thông Mường Và - Sốp Cộp có chiều dài 21,4 km. Công trình được đưa vào sử dụng từ năm 2008 nhằm phục vụ phát triển kinh tế và công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới. Sau khi Dự án Nhà máy thủy điện Nặm Sọi được UBND tỉnh Sơn La cho phép xây dựng theo Quyết định số2376/QĐ-UBND ngày 28/9/2008. Theo đó, thu hồi 439.685m2 đất để xây dựng Nhà máy thủy điện; trong đó, có gần 6.000m2 là đất giao thông nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng và bàn giao khu đất này cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Tây Bắc xây dựng Nhà máy thủy điện Nặm Sọi, UBND huyện Sông Mã đã không đề cập đến đoạn ngầm bị ngập hiện nay tại đoạn cuối km 21 của tuyến đường Mường Và - Mường Cai. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân 2 xã biên giới hàng ngày vẫn phải đi qua điểm hồ ngập, nhưng chưa biết bao giờ mới có tuyến đường tránh để người dân đỡ khổ.
Không chỉ riêng thủy điện Nặm Sọi làm khổ dân, mà các Nhà máy thủy điện nhỏ trên suối Nậm Công (huyện Sông Mã) theo thang bậc gồm Nậm Công 1, Nậm Công 2, Nậm Công 3, Nậm Công 4 mùa khô thì đồng loạt tích nước làm cho phía hạ lưu bị cạn kiệt, đến mùa mưa thì “cùng xả” nước, gây nguy cơ ngập lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng hạ du.
Hiện trường của các Nhà máy thủy điện này còn cho thấy: Công ty CP đầu tư và phát triển Tây Bắc, trong quá trình xây dựng đập đã cơi nới đập thủy điện Nặm Sọi lên cao 1,7 mét và cơi nới đập thủy điện Nậm Công 4 lên 1,4 mét so với thiết kế ban đầu, được UBND tỉnh duyệt. Sau khi đến kiểm tra thực tế, các nhà chuyên môn nhận định: Phần bê tông đập tràn đã được thiết kế và thi công bê tông mác 200, nhưng phần cơi nới trên mặt đập thì lại được xây bằng gạch thường, vữa xi măng mác 50. Như vậy, khi hồ tích nước, nhất là mùa mưa lũ với mực nước cao sẽ bị vỡ phần đập cơi nới này và có thể dâng nước hạ du hơn so với lũ bình thường.
Việc cơi nới thêm đỉnh đập, ông chủ đầu tư (Công ty CP đầu tư và phát triển Tây Bắc) giải thích rằng: chỉ là xây tường giữ nước trên mặt đập tràn để nhằm 2 mục tiêu là tích nước dành để phát điện đúng giờ theo hợp đồng đã đăng ký với đơn vị mua điện và có thể nâng công suất phát điện, tăng sản lượng, tăng doanh thu từ bán điện của doanh nghiệp.
Việc làm đó của doanh nghiệp (Công ty CP đầu tư và phát triển Tây Bắc) không những sai phạm trong đầu tư xây dựng (sai thiết kế) mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất của hàng trăm hộ đồng bào bởi ruộng nước bị khô hạn, hồ nuôi thủy sản bị cạn nước về mùa khô. Đồng thời thiết kế của thủy điện nhỏ này chỉ là đập tràn (không có cửa xả lũ), nên mùa mưa có thể tăng tần suất lũ lên cao hơn, dễ gây ngập lụt, lũ quét vùng hạ lưu.