Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bức ảnh được đăng tải trên báo Lao Động khiến dân mạng xôn xao. |
Những bức ảnh “thầy chùa bên thiếu nữ nude” nằm trong bộ ảnh “Thoát” gồm 12 ảnh do một "nhà phong thủy" có tên Huệ Phong lên ý tưởng. Bộ ảnh đáng lẽ ngày 12/2/2012 đã ra mắt tại Không gian Thoát art (TP.Vũng Tàu) nhưng bị tạm dừng do chưa được cấp phép của cơ quan chức năng sở tại. Theo thông tin trên một số trang mạng, người mẫu trong bức ảnh này là diễn viên Thái Nhã Vân – người từng khiến cư dân mạng phát "sốt" với bộ ảnh khoe thân cực kỳ phản cảm.
Trên Bariavungtau.com, ông Huệ Phong cho biết: “Sắc dục cũng chỉ là một hình ảnh, một phương tiện tôi dùng để giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội. Trong đó có nghệ thuật, đời sống. Đã làm chủ được sắc dục là cái mạnh mẽ nhất, thì có thể làm chủ được mọi việc. Trong đó không ngoài hướng đến an lạc và hạnh phúc con người.
Thật sự đây là một ý tưởng rất lâu rồi, tôi cũng có trao đổi với một số người thiện tri thức, các thượng tọa thì tất cả đều chia sẻ công việc này rất khó. Và quan trọng nhất là phương thức thực hiện như thế nào cần thận trọng. Vì không dễ dàng gì, ngay cả Đức Phật cũng đã thốt lên “Sự ham muốn không gì hơn sắc đẹp, sự ham muốn sắc đẹp ngoài nó không có gì lớn bằng cũng may chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có cái gì thứ hai bằng nó thì người khắp thiên hạ không ai có thể tu hành được”.
Theo một nhà sư ở Quảng Nam, hình ảnh trong bức ảnh được cho là của thầy Huệ Phong rất phản cảm. Dù bức ảnh chụp với ý tưởng nhằm diễn tả sức mạnh của thiền thì kiểu kết hợp như trong bức ảnh trên cũng không thể chấp nhận được. Nó không phù hợp quan niệm Phật giáo, thuần phong mỹ tục VN.
“Diễn tả cảnh giới như thế là quá lộ liễu. Phật giáo Việt Nam thì xưa nay không có chuyện này. Qua tranh, tượng, nhất là ngoài bắc thì các hình ảnh liên quan đến nhà sư đều mặc áo kín huống gì…”, nhà sư này nói.
Cũng theo nhà sư này, quan điểm của Phật giáo, thiền là phải nhẹ nhàng, thư thái, không có kiểu bon chen, phô trương. Đặc biệt, nó đề cao sự tỉnh thức trước thực tại, định tâm. Không cần phải ngồi, nằm mà tất cả đều thức tỉnh từ tâm thức. Do đó, nếu hình ảnh nhà sư trong bức ảnh (bức ảnh nhà sư ngồi thiền bên cạnh một cô gái khỏa thân- PV) đó mà nói là thiền thì có lẽ không hay cho thiền tông cũng như Phật giáo.
“Không biết bức ảnh này là giả hay thật nhưng hình ảnh nhà sư ngồi thiền trong bối cảnh của bức ảnh vẽ là bôi nhọ tôn giáo”, nhà sư bức xúc.
Trao đổi với PV, GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng viện Đông Nam Á cho rằng, cần phải xác minh xem những bức ảnh trên là chụp hay có sự lắp ghép. Nếu những bức ảnh đó là chụp thật thì dù xuất phát từ ý tưởng của tác giả là muốn thể hiện cái khó khăn nhất của nhà tu hành cũng rất phản cảm và không khiến người xem hiểu được ý nghĩa đó.
“Trong khát dục, khát ái là nặng nhất. Trong ý nghĩa đấy, tác giả của bức tranh có thể cho rằng, người ngồi thiền khổ nhất là đối diện với khát ái. Người phụ nữ hở hang đó là thể hiện cho dục vọng, khát ái. Nhưng việc đưa hai cái đấy vào một bức ảnh thì khó chuyển tải được ý nghĩa của câu nói “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục…” mà còn tác dụng ngược lại, khiến người ta nghĩ tới sự sa đọa của nhà sư".
Ông Dương cũng cho biết, theo hiểu biết và các chuyến đi thực tế, ông chưa thấy ở nước nào có những bức ảnh liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo như bức ảnh đang khiến dư luận bức xúc.
“Ngay cả ở Ấn Độ, nơi phồn thực mạnh, trong cửa Phật có thể để những bức tượng làm các động tác nam nữ nhưng cũng không có bức ảnh chụp người thật nào như thế cả”, ông Dương khẳng định.