Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Rừng tràm U Minh (nguồn: Internet)
Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích rừng tràm hơn 41.000ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Từ năm 2010 trở về trước, sản lượng mật ong thu hoạch ở Cà Mau đạt từ 30.000-36.000 lít/năm nhưng đến nay, sản lượng giảm hơn một nửa . Do vậy, nguồn mật ong thiên nhiên ở rừng tràm U Minh hạ trở nên khan hiếm trên thị trường , khiến giá cả tăng cao gấp 2 lần. Tuy người dân được hưởng lợi về mặt giá trị kinh tế, giá mật ong tăng cao, nhưng hàng ngàn người dân ở "làng rừng" này, tỏ ra lo lắng trước sự gia tăng của các vụ cháy rừng. Bình quân mỗi năm ở Cà Mau xảy ra hàng chục vụ cháy rừng tràm, riêng trong mùa khô năm 2013 đã xảy ra 20 vụ cháy rừng tràm, mà nguyên nhân chính do người dân vào rừng lấy mật ong bất cẩn gây ra các vụ cháy.
Ông Trần Công Hoằng, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện U Minh cho biết: Hạt Kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền và vận động người dân ký cam kết tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nhưng vào mùa khô hạn một số hộ dân vẫn lén lút vào rừng ăn ong làm rơi lửa gây cháy rừng. Các ngành chức năng đã đưa đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước dân song chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính nên chưa đủ sức răn đe.
Nhiều diện tích rừng tràm mất đi cũng đồng nghĩa với việc giảm mạnh về sản lượng thu hoạch mật ong, chưa kể việc cháy rừng đã xóa sổ một số lượng lớn đàn ong ruồi, ong mật. Thực trạng này cho thấy, việc khai thác phải gắn liền với việc bảo tồn đàn ong; trong đó giải pháp hữu hiệu nhất chính là công tác phòng chống cháy rừng, hạn chế việc khai thác ong non và chặt phá cây rừng trái phép. Các tập đoàn gác kèo ong ở rừng tràm U Minh hạ cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành thời gian ra, vào rừng lấy mật ong, đồng thời quy định cho các thành viên khi vào rừng khai thác mật ong phải sử dụng bình xông khói để hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng mùa khô.