Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giảm 110-130 triệu USD thiệt hại
Dù nằm dọc sông Sài Gòn nhưng khó có thể nhận ra hệ thống giao thông đường thủy và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch tại quận 4. Diện tích nước mặt tự nhiên cũng còn rất ít cùng với hệ thống thoát nước kém, khu vực này thường bị ngập bởi mưa và triều cường, nước thải chảy ngược vào đường phố. Hệ thống đê bao cũng không đủ cao để bảo vệ quận 4 trước những cơn triều cường đặc biệt. Đặc tính khu nội thành đông dân với mật độ giao thông cao cũng khiến chất lượng sống của khu vực đang xấu đi.
Cho ngập Nam Nhà Bè
Theo định hướng phát triển của TP, huyện Nhà Bè sẽ phát triển KCN cảng biển và khu dân cư. Trên thực tế, Nhà Bè có mối liên hệ mật thiết với biển, thủy triều tác động đến cuộc sống hằng ngày của người dân và trong tương lai cũng sẽ chịu thiệt hại nặng do nước biển dâng. Ngoài ra, đây là khu vực đất yếu, dễ bị sụt lún. Báo cáo dự án TPHCM đối phó với ngập lụt (UBND TP đặt hàng tư vấn Royal Haskoning của Hà Lan thực hiện) mô phỏng nước ngầm - sụt lún đất cho thấy giai đoạn 2050, đất khu vực này có thể sụt lún từ 20-40 cm.
Nếu đặt Nhà Bè vào bên trong vành đai đê của TP sẽ kích thích tăng trưởng dân số và đô thị hóa khu vực nhưng nếu đặt huyện này bên ngoài vành đai đê thì liệu có bảo đảm được giải pháp an toàn trong vấn đề nước?
Phải thí điểm thiết kế thêm cho Cần Giờ
Trong cuộc họp nghiệm thu đề án “TPHCM phát triển hướng về phía biển thích ứng với BĐKH định hướng đến 2025, tầm nhìn đến 2100” diễn ra mới đây, hội đồng nghiệm thu đề nghị đơn vị thực hiện dự án bổ sung thí điểm thiết kế đô thị cho huyện Cần Giờ.
Theo TS Bùi Trọng Vinh, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, đây là khu vực tiếp giáp với biển và có khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, trong khi đó, các hoạt động kinh tế: khai thác khoáng sản, phát triển cảng biển... đang diễn ra khá sôi động trong khu vực.
Tại Cần Giờ cũng đang thực hiện dự án lấn biển trên 600 ha. Nếu phát triển về phía biển, Cần Giờ sẽ là nơi bị ảnh hưởng hoặc được lợi nhiều nhất. Vì thế, cần thí điểm thiết kế đô thị cho cả Cần Giờ để rà soát các phát triển hiện tại xem có phù hợp cũng như có sự định hướng phát triển cho quận.
TS Vinh cho rằng Cần Giờ có thể phát triển theo hướng đô thị sinh thái với quy mô dân số không quá lớn, vừa bảo đảm nền kinh tế cho huyện, TP vừa bảo vệ được hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong khu vực.
|