Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Biểu đồ so sánh các hành tinh trong hệ mặt trời với hệ Kepler-62, hệ thống năm hành tinh cách khoảng 1.200 năm ánh sáng từ Trái đất. (Ảnh: NASA Ames / JPL-Caltech)
Phát hiện này khiến các nhà khoa học rất lạc quan về khả năng tìm kiếm một môi trường sống thay thế Trái Đất.
"Chúng tôi đặc biệt vui mừng khi thấy có tới hai hành tinh mang dấu hiệu sự sống", trưởng nhóm Kepler nhà khoa học William Borucki, Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở California, cho biết. "Nó tăng gấp đôi cơ hội của chúng ta phát hiện ra một nơi để con người có thể di cư", ông nói .
Các hành tinh mới được tìm thấy là một cặp đôi ngoài cùng bao quanh một ngôi sao được gọi là Kepler-62.
Hành tinh nằm xa nhất, Kepler-62F, lớn hơn Trái Đất khoảng 1,4 lần và quay xung quanh ngôi sao mẹ của nó trong 267 ngày, một chu kỳ rất sát với chu kỳ của hành tinh chúng ta.
"Đó là một bất ngờ!" nhà thiên văn học Eric Agol, Đại học Washington cho biết. "Tất cả những điều kiện ban đầu đều rất phù hợp."
Hành tinh còn lại, Kepler-62e, gấp 1,6 lần kích thước Trái Đất và quỹ đạo của nó xung quanh sao trung tâm là 122 ngày. Tuy ít phù hợp hơn nhưng vẫn rất triển vọng.
Hệ sao Kepler-62, với hai hành tinh có dấu hiệu sự sống - khoảng cách từ chúng đến ngôi sao trung tâm là vừa đủ để nhận ánh sáng và lưu giữ được chất lỏng trên bề mặt.
Cho dù một trong hai hoặc cả hai hành tinh của Kepler-62 có điều kiện lý tưởng và gần nhất được tìm thấy nó vẫn rất khó để quan sát một cách tỉ mỉ bằng kính thiên văn. Công tác nghiên cứu Kepler-62 vẫn đang được xúc tiến. Thậm chí người ta còn hy vọng tìm được thêm một hay nhiều hành tinh lý tưởng khác trong hệ sao này.