Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Dự án được xây dựng, thực hiện từ nay đến năm 2016 với nguồn vốn trên 3 triệu USD, trong đó có 2,9 triệu USD vốn tài trợ không hoàn lại từ UNDP và 150.000 USD vốn đối ứng của Việt Nam.
Theo đó, dự án sẽ tập trung vào 3 nội dung chính: Phân tích, đánh giá chính sách hiện tại, đề xuất cơ chế, giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất công nghiệp bền vững; tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu cho các nhà hoạch định chính sách; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển nền sản xuất công nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và mở rộng thị trường.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, mặc dù Việt Nam là quốc gia chưa có ràng buộc pháp lý về giảm thải khí nhà kính, song trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế và trước những thách thức có tính chất toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực huy dộng nguồn lực trong nước và sự hỗ trợ quốc tế nhằm ứng phó và thích nghi với những thách thức của biến đổi khí hậu.
“Căn cứ theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Công thương cũng đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu,” Thứ trưởng Lê Dương Quang nói.
Theo đó, các hoạt động chủ yếu hướng tới 2 mục tiêu là thích ứng với những điều kiện cực đoan của biến đổi khí hậu, kiểm soát và tiến tới giảm phát thải tự nguyện khí nhà kính trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Để thực hiện tốt mục tiêu của Dự án, Thứ trưởng Lê Dương Quang cũng đề nghị và kêu gọi các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội cùng phối hợp, đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm để Dự án có thể thực hiện hiệu quả tại Việt Nam.