Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Khủng long không sợ sâu răng

(15:42:13 PM 17/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Răng khủng long và xương cung cấp nhiều manh mối về những động vật sống thời cổ đại. Các dấu hiệu chấn thương và bệnh tật trên một bộ xương sẽ cho chúng ta hiểu rõ về môi trường sống trên trái đất thời xa xưa.


Sinosaurus triassicus, một loài khủng long ăn thịt

 

Một trong số những phát hiện mới nhất gây ngạc nhiên khi có dấu vết của bệnh sâu răng, được tìm thấy ở xương của loài khủng long ăn thịt kỷ Jura.

Xương của con khủng long bị sâu răng là loài Sinosaurus triassicus - với chiếc mào trên đầu, bộ răng của nó còn khá nguyên vẹn và có niên đại khoảng 200 triệu năm trước. Theo mô tả, chiếc răng bị sâu là chiếc thứ 6 nằm trong hàm. Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện ra loại bệnh lý này ở khủng long.


Khủng long ăn thịt thường là loài dễ bị tổn thương răng nhất trong khi nhai xác động vật. Răng bị nứt, đôi khi tìm thấy xương của những động vật khác bị nó ăn thịt còn kẹt trong kẽ răng. Nhưng khủng long liên tục thay thế răng của chúng trong suốt cuộc đời. Khi con Sinosaurus bị mất một chiếc răng, sẽ có một răng khác phát triển từ từ vào thế chỗ.

Tuy nhiên người ta thắc mắc về chiếc răng bị sâu trên xương hàm của con Sinosaurus tại sao lại không sớm được thay thế bằng một răng khỏe mạnh khác? Một cách giải thích hợp lý có lẽ là do con khủng long này quá tham ăn, nó liên tục gây ra những tổn thương trên hàm răng của mình bằng cách không ngừng săn mồi với những cú táp mạnh và nhai liên tục. Chỗ răng sâu bị nhiễm trùng và làm mất đi khả năng mọc răng mới thay thế.


Nhưng Sinosaurus bị sâu răng này vẫn sống khá thọ với chiếc răng sâu của mình, nó đã tìm cách thích nghi với một hàm răng không hoàn thiện, vẫn săn mồi và ăn uống bình thường.

HOÀI CỔ