Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Vỡ đập chắn bùn đỏ ở Cao Bằng
Bùn đỏ vào nhà dân ở Cao Bằng (Ảnh: Lãng Quân)
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định: Cơn lũ bùn là hoàn toàn do Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng gây ra. Vì vậy, phía công ty ngoài phải chịu mức phạt theo pháp luật quy định còn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những người dân bị thiệt hại. Quan trọng hơn nữa là phí Xí nghiệp phải có giải pháp đưa toàn bộ số bùn thải công nghiệp ra khỏi nhà dân cũng như đồng ruộng và dòng suối... Xí nghiệp cũng phải dừng ngay việc dùng nước để rửa bùn ra sông Bằng, tránh tình trạng ô nhiễm dòng sông.
Trong thời gian sớm nhất, Xí nghiệp phải đưa ra được phương án cụ thể và có hạn định về thời gian xử lý. Đối với 6 ha đất nông nghiệp bị bùn công nghiệp xâm hại, nếu không khắc phục được ngay, Xí nghiệp phải đền bù về sản lượng hàng năm cho bà con. Ông Hoàng Anh còn nhấn mạnh: Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng có lỗi khi để xảy ra sự cố vỡ đập, nhưng UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu các ngành chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sơ Công thương và Cảnh sát Môi trường cũng cần xem xét lại việc quản lý cấp mỏ và kiểm tra giám sát trong quá trình các doanh nghiệp khai thác mỏ.
Từ năm 2005 đến nay, Xí nghiệp này đã có 4 lần bị xử phạt vì xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn chưa có biện pháp nào đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này là một điều các cơ quan chức năng phải suy nghĩ. Ông Nguyễn Hoàng Anh cũng thẳng thắn yêu cầu, nếu Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng còn vi phạm và không triệt để khắc phục hiệu quả thì Chính quyền tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa mỏ.
Cũng tại cuộc họp này, một số ý kiến cho rằng: Với một số nhà dân và đồng ruộng không thể khắc phục được thì nên tính đến phương án đền bù diện tích đất khác cho bà con để có nơi sinh hoạt và sản xuất.
Nhưng lại có ý kiến cho rằng phương án ấy không khả thi bởi vì cho dù đền bù đất đai và nhà cửa cho dân, Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng cũng phải đưa toàn bộ số bùn công nghiệp ra khỏi khu vực ô nhiễm và phải có phương án chôn lấp cẩn thận. Nếu không giải quyết được việc này thì chỉ sau một trận mưa to thì hàng vạn khối bùn này sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường chỗ khác, nhất là ô nhiễm dòng sông Bằng
.
Theo dư luận từ nhân dân và công nhân của Xí nghiệp, đơn vị này thường xuyên xả trộm bùn thải vào mỗi kỳ mưa lũ. Phải chăng Xí nghiệp này đã lợi dụng mưa lũ để phi tang chứng cứ.
Cảnh sát môi trường tỉnh Cao Bằng cho biết, đập chắn thải số 4 (tức đập bị vỡ hiện nay) đã quá tải từ năm 2008. Để khắc phục tình trạng quá tải này Xí nghiệp hiện đang xin phép tỉnh cho xây dựng thêm đập số 5 với trị giá hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, đập số 5 vẫn chưa được cấp phép vì báo cáo tác động môi trường của Xí nghiệp trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn, đã bị trả lại. Đồng thời Xí nghiệp nâng cấp đập số 4 bằng cách hàng năm tôn thêm thân đập bằng đất thải từ mỏ chuyển ra. Tuy nhiên, do khi đổ thải không được lu lèn cẩn thận, sự cố vỡ đập đã xảy ra.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh còn khẳng định: Nếu Xí nghiệp khai thác khoáng sản Nà Lũng muốn xây thêm đập số 5 để nâng công suất khai thác lên 350 ngàn tấn/ năm thì phải tiến hành công tác khoan thăm dò đánh giá trữ lượng của mỏ để xem có nên đầu tư tiếp hay không. Đồng thời Xí nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Cao Bằng mới đồng ý tiếp tục cho khai thác. Tỉnh Cao Bằng kiên quyết không để xảy ra tình trạng thu lợi từ khai thác mỏ bất cập với đời sống dân sinh.