Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Lá phổi của bạn rất đẹp nhưng cũng rất mong manh

(13:43:02 PM 16/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo LiveScience, Một hình ảnh màu đen và trắng tuyệt đẹp trông giống như hoa văn thêu trên một chiếc khăn, tuy nhiên đây không phải là hình ảnh của một sản phẩm thời trang mà chính là hình ảnh bề mặt lá phổi của bạn.


Hình ảnh đen trắng này được chụp bằng kính hiển vi các phân tử chất hoạt động bề mặt phổi

 

Hình ảnh này được chụp bằng kính hiển vi sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để lộ các mô tế bào trên bề mặt phổi, các mô này tương tự như một loại chất hoạt động bề mặt của phổi mà nếu thiếu chúng phổi sẽ không chống đỡ nổi.

"Trong suốt chu kỳ thở, phổi của chúng ta sẽ bị nén lại, hình thành nên các mô loại này", Prajna Dhar, tác giả của hình ảnh này cho biết.

Các nhà nghiên cứu lấy hình ảnh bề mặt  phổi này làm khuôn mẫu cho một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của hạt nano đến cơ thể như thế nào.

Sự bùng nổ về công nghệ nano đã dẫn đến mối quan tâm rằng phần tử nano có thể gây tổn hại cho sức khỏe con người như thế nào. Câu hỏi đặt ra là liệu các hạt rất nhỏ này có độc hại hay không?

Để tìm hiểu, Dhar và các đồng nghiệp đã cho các phân tử chất hoạt động bề mặt của phổi tiếp xúc với  với các hạt carbon nano. Họ nhận thấy rằng, trong ngắn hạn, các hạt carbon nano không ảnh hưởng đến các mô bề mặt phổi cũng như hoạt động co giãn của phổi. Tuy nhiên, theo thời gian các hạt carbon nano dần xâm nhập và làm thay đổi cách thức hoạt động bề mặt, kìm hãm hoạt động co giãn của phổi, khiến việc hít thở trở nên ngày càng khó khăn.

Hậu  quả của việc để cho các hạt nano lưu trú lâu trong phổi tương tự như những gì xảy ra sau khi một thời gian dài tiếp xúc với khói thuốc lá, Dhar nói, hay bệnh phổi đen. Bệnh này phát sinh ở những người làm việc lâu ngày trong mỏ than, nơi có vô số những hạt nano carbon trong bụi than. Trong nhiều năm, phổi bị đầu độc bởi các hạt bụi mịn, chúng tích lũy dần, gây viêm, gây xơ cứng và cuối cùng hủy hoại các mô bề mặt phổi.

Các hiệu ứng của các hạt nano trên mô phổi là khác nhau tùy thuộc vào hình dạng, kích thước và loại vật chất các hạt, Dhar nói. Bà và đồng nghiệp hy vọng dựa vào nghiên cứu hệ thống chất hoạt động bề mặt phổi để kiểm tra tính an toàn với sức khỏe của từng loại vật liệu nano.

MINH THƯ