Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hình ảnh minh họa
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Australia và Anh được công bố ngày 15/4 trên tạp chí Khoa học địa chất tự nhiên của Australia.
Các nhà khoa học đã tiến hành khoan một lõi băng dài 364m tại đảo James Ross tại phía Bắc Nam Cực ở độ sâu để đo nhiệt độ trong các thời kỳ trước đây.
Những lớp trong lõi băng thể hiện các thời kỳ khi trong mùa Hè, tuyết ở trên đỉnh băng tan chảy rồi lại đóng băng trở lại.
Bằng việc đo độ dày của những lớp băng tan chảy này, các nhà khoa học có thể nghiên cứu lịch sử tan chảy của băng so sánh với những thay đổi về nhiệt độ ở khu vực lõi băng trong hơn 1.000 năm qua.
Theo tác giả chính của nghiên cứu trên, Nerilie Abram, họ thấy rằng nhiệt độ lạnh nhất ở Nam Cực và khối lượng băng tan chảy thấp nhất trong mùa Hè xảy ra cách đây khoảng 600 năm.
Vào thời gian đó, nhiệt độ vào khoảng 1,6 độ C, thấp hơn so với nhiệt độ được ghi nhận vào cuối thế kỷ 20 và khối lượng tuyết rơi hàng năm tan chảy rồi đóng băng vào khoảng 0,5%, chỉ bằng 1/10 lần so với khối lượng tuyết tan chảy hiện nay."
Cũng theo bà Nerili Abram, trong khi nhiệt độ tại khu vực này ở Nam Cực đang dần dần tăng lên từ cách đây hàng trăm năm thì hiện tượng tuyết tan chảy mạnh lại xảy ra từ giữa thế kỷ 20.
Điều này đồng nghĩa Nam Cực đã "nóng" lên tới mức độ chỉ cần nhiệt độ tăng một chút cũng có thể làm tăng mạnh lượng băng tan chảy trong mùa Hè.