Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Mặt trăng có thể ảnh hưởng tới độ lặn sâu của cá mập

(06:47:21 AM 16/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu mới gần đây tiết lộ, thói quen lặn của cá mập có thể bị ảnh hưởng bởi mặt trăng, nhiệt độ nước biển và thời gian trong ngày.


Cá mập thích ở vùng biển có dòng nước ấm để bảo tồn năng lượng của chúng.

 

Người ta đã tiến hành nghiên cứu cá mập xám của khoảng 40 rạn san hô  - Cá mập xám thường được tìm thấy trên các rạn san hô ở miền bắc Australia, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – Chúng được tìm thấy ở mực nước sâu tại  các thời điểm trăng tròn và di chuyển đến vùng nước nông lúc trăng non.

 

Những con cá mập đã được gắn thẻ gần Palau, phía đông của Philippines, và được theo dõi bằng  sóng âm từ xa liên tục trong hai năm.

 

Người ta ghi lại độ sâu trung bình các cá thể cái trưởng thành khi lặn khoảng 35 mét trong mùa đông và 60 mét vào mùa xuân.

 

Vào mùa đông, các vùng nước sâu trở nên lạnh hơn nên cá mập tập trung gần hơn ở phía trên, nơi có tầng nước ấm hơn, còn vào mùa hè, khi nước đã ấm lên, tầm hoạt động của chúng tăng lên, chúng lặn ở các tầng nước khác nhau.

 

Nghiên cứu này còn cho rằng cá mập là loài máu lạnh, do đó cá mập thích sống ở các làn nước ấm để bảo tồn năng lượng của chúng.

 

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thời gian trong ngày cũng có thể ảnh hưởng độ sâu lặn của cá mập.

 

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cá mập lặn dần dần sâu hơn trong thời gian buổi sáng và bơi trở ngược lên về phía bề mặt nước phía trên vào buổi chiều," nhà nghiên cứu Gabriel Vianna nói.

 

"Điều này phù hợp với những thay đổi ánh sáng trên các rạn san hô trong ngày".

 

"Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là lần đầu tiên mô hình này đã được quan sát một cách chi tiết cho cá mập rạn san hô."

 

Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc Viện Hải Dương của đại học Tây ÚC và Viện Khoa học biển Úc.

NGUYỄN TRUNG ( Theo AAP)