Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Rừng bị khai thác trơ trụi để phục vụ ngành sản xuất giấy tại Indonesia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Diễn đàn thu hút sự tham gia của đại diện nhiều quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các chuyên gia nổi tiếng thế giới về rừng và kinh tế rừng, nhằm thảo luận các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, cũng như việc sử dụng có hiệu quả nhất những lợi ích từ rừng.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Ngô Hồng Ba, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách về kinh tế và xã hội, đã bày tỏ quan ngại trước thực tế diện tích rừng trên Trái Đất tiếp tục bị thu hẹp để lấy đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác.
Ngoài ra, rừng còn tiếp tục bị khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, và những điều đó đã đã tác động rất xấu đến môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội không chỉ ở một quốc gia hay một khu vực riêng biệt, mà nó đã mang tính toàn cầu.
Vì thế, theo ông Ngô Hồng Ba, để giải quyết những vấn đề trên, cần có những chính sách và những thỏa thuận không chỉ ở từng quốc gia riêng biệt, mà phải ở cấp khu vực và toàn cầu, nơi đưa ra những chính sách chung để bảo vệ, phát triển rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên rừng một cách có lợi nhất trên mọi khía cạnh.
Nhân dịp này, Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) cũng công bố báo cáo, đánh giá cao những giá trị to lớn của rừng, một báu vật do thiên nhiên ban tặng, nơi mỗi năm mang lại khoảng 468 tỷ USD cho con người và liên quan tới cuộc sống của 1,6 tỷ người trên thế giới.
Với tổng diện tích khoảng 4 tỷ hécta, rừng đang che phủ 31% bề mặt Trái Đất, nếu được bảo vệ, phát triển hợp lý, rừng luôn là nguồn cung cấp vô tận về nước, năng lượng, gỗ,v.v... cho con người, và có những đóng góp to lớn vào việc bảo vệ môi trường sống, góp phần ngăn chặn những thảm họa thiên nhiên, như bão gió, lũ lụt,v.v....
UNFF được Liên hợp quốc thành lập năm 2000 với chức năng hỗ trợ các hoạt động của FAO, và diễn đàn lần này sẽ kéo dài tới 19/4 tới.