Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hình chân dung Gabby Salazar (người chụp: Bill Campbell)
GABBY SALAZAR LÀ AI?
Gabby Salazar là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thiên nhiên,25 tuổi, đến từ Greensboro, Bắc Carolina, Mỹ và đang sống tại Easton, Pennsylvania, Mỹ. Côlà Nhà Khám Phá Trẻ của Kênh truyền hình Địa Lí Quốc Gia (National Geographic).
Năm 2002, cô thắng giải Nhiếp Ảnh Thiên Nhiên xuất sắc hạng mục dành cho giới trẻ. Năm 2004, Gabby được vinh danh là Nhiếp Ảnh Gia Hoang Dã Trẻ trong năm của BBC.
Tháng 09 năm 2008, Gabby được tạp chí Glamour công nhận là một trong mười Phụ Nữ Đại Học tiêu biểu của Mỹ vì những đóng góp của cô cho trẻ em, nhiếp ảnh và môi trường. Cô còn là Nghệ sĩ Nằm Vùng của Ủy Ban Công Viên Quốc Gia Mỹ, là một học giả Fulbright,là thành viên Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Thiên Nhiên Bắc Mỹ (www.nanpa.org).
Gabby đồng thời cống hiến cho công việc bảo tồn và giáo dục. Cô đã làm việc với tạp chíNghệ Thuật Nhiếp Ảnh Tự Nhiên (Nature’s Best Photography) từ năm 2006 để sáng lập nên Sinh Viên Với Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh Tự Nhiên(Nature’s Best Photography Students) - một tạp chí của sinh viên, dành cho sinh viên miễn phí trên mạng, phát hành 02 kì một tháng.Hãy ghé thăm trang www.NaturesBestStudents.com để xem tạp chí này.
Gabby tốt nghiệp Đại học Brown vào năm 2009 với tấm bằng Khoa Học và Xã Hội. Cô hi vọng sẽ theo đuổi sự nghiệp xuất bản về bảo tồn và lịch sử tự nhiên.
Gabby hiện đang làm cho Trung Tâm Nuôi Dưỡng Thiên Nhiên (Nurture Nature Center) - một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ ở Đông Pennsylvania, Mỹ. Tại đây cô xây dựng các chương trình giáo dục khoa học.
Cô cũng làm việc với Tổ Chức Bảo Tồn Amazon (www.amazonconservation.org) để ghi nhận sự hình thành của Hành Lang Bảo TồnThiên Nhiên Manu-Tambopata, Peru.
Nhằm phục vụ chohoạt động của dự án Trợ Cấp Các Nhà Khám Phá Trẻ, Gabby đã tìm kiếm và khám phá hơn 15 địa điểm dọc Đường Cao Tốc Xuyên Đại Dương giữa Cusco và Puerto Maldonado (Peru) và Hành Lang Bảo Tồn Thiên nhiên, nơi giao giữa Los Amigos và Tambopata ở Peru để kể câu chuyện bằng hình ảnh về những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên của cộng đồng, chính phủ và nước ngoài tạiđây - nơi nằm ngay giữa lòng của sự phát triểnđang ngày càng mở rộng. Trang nhật kí cho dự án của cô là www.roadtoamazonia.com.
PHỎNG VẤN GABBY SALAZAR
Cô định làm nghề gì khi cô lớn lên?
Trong nhiều năm, tôi đã muốn trở thành một nhà hóa học hữu cơ, một đầu bếp làm bánh, một nhà thực vật học dân tộc, một nhà sinh thái học nhiệt đới, và, dĩ nhiên, một nhiếp ảnh gia choKênh truyền hìnhĐịa Lí Quốc Gia.
Cô khởi đầu trong công việc này như thế nào?
Cha tôi cho tôi một cái máy ảnh khi tôi 11 tuổi và dẫn tôi ra vườn chim sau nhà hàng xóm. Tôi vẫn còn nhớ như in hôm đó tôi chụp hình một con chim dẻ cùi màu xanh bằng một cái ống kính chụp xa đi mượn. Khi vẫn còn đi học, tôi theo học nhiếp ảnh ở gần nhà ở Bắc Carolina và thường dành cuối tuần để chụp hình chim chóc lúc bình minh ở sau vườn nhà.
Tôi rất hay đi du lịch cùng cha để chụp ảnh, hầu hết là ở Bắc Carolina, nhưng cũng có khi ở Florida, Tennessee, và Nam Carolina. Hồi Trung học, tôi cũng đi chụp ảnh ở Minnesota, Maine, Nga và Luân Đôn. Nhờ nhiếp ảnh, tôi có thể xoay sở được chi phí cho tất cả các chuyến du lịch. Tôi đã du lịch khắp Bắc Mỹ và đến 15 nước để chụp ảnh.
Tôi đến miền nhiệt đới lần đầu tiên khi tôi học năm nhất đại học thông qua một lớp sinh thái học nhiệt đới. Chúng tôi lặn ở Belize (một quốc gia Trung Mỹ) và khám phá rừng nhiệt đới trũng. Tôi đã rất mê. Nhờ lớp đó mà tôi quyết định rằng tôi muốn sử dụng khả năng nhiếp ảnh của mình để mang những hiểu biết khoa học đến với công chúng và thu hút mọi người quan tâm đến việc bảo tồn thiên nhiên nhiệt đới.
Tôi thích làm việc ở vùng nhiệt đới vì tôi tìm thấy những chủ đề mới và ngoạn mục mỗi ngày. Ngay cả những con gián cũng thật đẹp!
Điều gì truyền cảm hứng để cô cống hiến cuộc đời cho nhiếp ảnh bảo tồn?
Khi làm việc ở Peru, tôi dành nhiều thời gian cho người dân địa phương xem ảnh tôi chụp phong cảnh hoang dã. Họ sống cách rừng rậm 30 phút và cách khu dự trữ rừng cộng đồng một tiếng đồng hồ nhưngchưa bao giờ tận mắt thấy động vật và cây cối bên trong. Nhìn họ khám phá vẻ đẹp của khu vườn sau nhà họ thông qua những bức ảnh của mình, tôi cảm thấy rất vui và họ đã truyền cảm hứng khiến tôi cống hiến cuộc đời cho nhiếp ảnh bảo tồn.
Tôi tin rằng việc kể chuyện bằng hình ảnh là một trong những cách hữu hiệu nhất để thu hút mọi người chú ý đến khoa học và bảo tồn. Chỉ một bức ảnh mưa bom napan ném vào dân làng có thể thay đổi diễn biến của chiến tranh Việt Nam, thì những bức ảnh về các khu vực, những nền văn hóa và môi trường sống bị đe dọa có thể thay đổi diễn biến của công tác bảo tồn.
Một ngày bình thường của cô như thế nào?
Khi ra ngoài làm việc, tôi thường dậy trước bình minh và đi từ từ xuyên qua rừng dưới những tán lá và khám phá bằng máy ảnh. Khi làm việc với chủ đề con người, tôi cố gắng hoàn thành phỏng vấn vào buổi tối. Tôi cũng dành rất nhiều thời gian nói chuyện với người bản xứ, nỗ lực để thu thập tất cả những khía cạnh về chủ đề mà tôi đang hướng đến.
Lúc ở nhà ở Pennsylvania, tôi dành thời gian để thiết kế các chương trình sử dụng nghệ thuật và đa phương tiện để thu hút những người trong giới khoa học hướng đến vấn đề thay đổi khí hậu.
Cô có người hùng nào không và, nếu có, thì tại sao người đó lại là người hùng trong mắt cô?
Sylvia Earle và Jane Goodall là hai trong số những người hùng của tôi bởi vì họ là những nhà khoa học xuất sắc nhất, những người đã cống hiến cuộc đời cho việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Tôi nghĩ rằng việc truyền tải khoa học hiệu quả là một trong những cách quan trọng nhất mà một người có thể hỗ trợ cho việc bảo tồn.
Trải nghiệm thú vị nhất của cô khi ra ngoài làm việc là gì? Thách thức lớn nhất là gì?
Khi tôi làm việc ở Khu Dự Trữ Quốc Gia Tambopata ở Peru, tôi may mắn thấy được hai con đại bàng đầu trắng trong một tuần. Đại bàng đầu trắng rất hiếm và là một trong những loài đại bàng lớn nhất trên thế giới. Chiêm ngưỡng một con bay ngang qua sông và một con trong tổ đã thỏa mãn một trong những giấc mơthời niên thiếu của tôi!
Một trong những trải nghiệm thử thách nhất của tôi cũng xảy ra ở Peru. Bạn tôi, Rick, và tôi đang chụp hình sâu trong vùng trũng Amazon. Chúng tôi đi được khoảng 1,5 dặm cách xa trạm nghiên cứu thì một con ong bắp cày lớn chích vào tai anh ta. Rick trước giờ chưa bao giờ bị sốc phản vệ, nhưng đột nhiên anh ấy khó thở, không đi được, và lưỡi anh ta cuộn cả lại. Tôi phải để anh ta trong rừng một mình trong khi mình chạy về cầu cứu và lấy thuốc Benadryl. Tôi quay lại trong chưa tới 30 phút cùng với tám người khác và một cái thang để mang Rick về trạm. Anh ấy vẫn ổn định và chúng tôi đã giúp Rick phục hồi chỉ trong một ngày. Bây giờ tôi là Người Phản Ứng Nhanh Hoang Dã được chứng nhận và tôi luôn sẵn sàng để đi ra ngoài!
Cô còn niềm đam mê nào khác không?
Nấu ăn, đọc sách, đi bộ và dạy bọn trẻ chụp ảnh.
Cô làm gì khi rảnh rỗi?
Tôi là một người mê ngắm chim chóc và thường đem theo ống nhóm mỗi khi đi ra ngoài và thậm chí lúc đi công tác. Mới đây tôi đã ngắt cuộc trò chuyện với một Giám đốc công viên ở Costa Rica để chỉ một con chim nhại hiếm có (ông ta rất thích thú)!
Nếu cô có thể bắt mọi người làm một việc để giảm tác động đối với hành tinh của chúng ta, cô sẽ làm gì?
Khuyến khích những đứa trẻ trong cuộc đời của bạn rút dây các thiết bị điện tử và đi ra ngoài! Điều quan trọng là chúng ta truyền tình yêu thiên nhiên vào thế hệ kế tiếp, nhờ đó chúng sẽ hiểu được tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên.
Cổng thông tin môi trường Việt Nam giới thiệu một số ảnh do Gabby Salazar chụp: