Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Những tác phẩm kỳ diệu của nghệ thuật Phỏng sinh Tin ảnh

(10:59:33 AM 25/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo Discovery, thiên nhiên là bậc thầy sáng tạo hoàn mỹ nhất. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học và các kỹ sư trên toàn thế giới cố gắng sao chép lại những tác phẩm của thiên nhiên trong phòng thí nghiệm. Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến việc bắt chước thiên nhiên được gọi là Phỏng sinh.

10 ví dụ tiêu biểu sau sẽ cho thấy khả năng vô tận của công nghệ Phỏng sinh.

 

Tơ nhện chính là loại vật liệu đáng mơ ước nhất, cực bền bỉ, dẻo dai và đàn hồi tốt. Hiện nay người ta đã mô phỏng cấu trúc tơ nhện để tạo nên vật liệu chống đạn.

 

Lớp vỏ của hải sâm có thể biến hóa từ mềm xốp đến cứng, tùy thuộc vào các điều kiện môi trường. Các nhà khoa học đã dựa vào đó, tạo ra một chất liệu mới từ sợi cellulose dệt thành một ma trận polymer. Các sợi của vật liệu có thể trở nên lỏng hoặc gắn kết với nhau để trở nên cứng hơn tùy theo điều kiện xung quanh.

 

Loại nấm gợi nên ý tưởng về một loại bao bì bền và tự phân hủy khi ủ như là một ví dụ về tạo vật liệu có khả năng phân hủy sinh học.

 

Một loại virus vô hại, có khả năng tự lắp ráp đã gợi ý cho các nhà khoa học chế tạo pin nano sinh học.


Cách giun đất và bọ cánh cứng thúc đẩy sự phân hủy chất hữu cơ trong đất rừng tạ cảm hứng cho việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải trong công ty.

 

Bắt chước các tế bào sống, "tế bào" PVC hoặc nhiệt dẻo polyurethane nhân tạo có khả năng thích nghi cao và hỗ trợ lẫn nhau trong chống cháy, ngăn chặn bức xạ mặt trời, và giữ vững hình dạng chung của cấu trúc. Do thiết kế màng, nếu một phần tế bào bị hư hỏng, phần còn lại sẽ tiếp tục hỗ trợ các cấu trúc.

 

Một rạn san hô lấy cảm hứng cho quá trình biến đổi khí thải carbon. Cụ thể là trong các nhà máy xi măng, công nghệ mới yêu cầu giữ lại CO2 trong thành phẩm thay vì thải ra nhiều CO2 như phương thưcsản xuất truyền thống, cơ chế này tương tự như hoạt động của các rạn san hô.

 

Cũng như cây sử dụng CO2 để tạo ra năng lượng, người ta nghĩ đến sử dụng khí thải CO2 để sản xuất nhựa. Kết hợp CO2 từ sản xuất ethanol và vật liệu hóa dầu với một chất xúc tác để tạo ra một loại polymer.

 



Cây ăn thịt với những lông nhỏ khi có kích thích lập tức khởi động cơ chế bắt mồi. Dưa vào cơ chế hoạt động này,  các nhà khoa học đã bắt chước để tạo ra một loại polymer bao gồm trong các ống nhỏ có thể được kích hoạt để chuyển đổi từ dạng lồi sang lõm.

 



Vẹm và các loài họ hàng khác như trai, hến... tự tiết ra loại chất có khả năng bám dính rất mạnh và có thể dính vào các bề mặt như sáp, thủy tinh, xương, và kim loại. Bằng cách nghiên cứu loại chất tiết ra này, các nhà khoa học muốn để xử lý protein để
bắt chước thành chất kết dính nhân tạo bám dính tốt hơn bề mặt ướt.

 



Cá mập, không giống như các động vật biển khác, di chuyển tương đối chậm nhưng được miễn dịch từ vi khuẩn. Điều này gợi ý cho việc tạo nên hệ thống khánh khuẩn cho các bệnh viện mà không cần sử dụng hóa chất.

MINH GIANG