Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trải dọc theo suốt chiều dài đất nước, chúng ta có thể bắt gặp vô số các mô hình truyền thống về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng thường gặp ở các địa phương vùng cao, miền núi nơi cư dân bản địa đang sinh sống và ở một số vùng đồng bằng. Các cư dân bản địa này thường gắn liền với các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, và việc quản lý tài nguyên nước gắn liền với quản lý tài nguyên đất đai, rừng và đa dạng sinh học. Luật tục truyền thống có vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi của cộng đồng về quản lý tài nguyên nước. Với địa phương tỉnh Ninh Thuận được coi là vùng đất khô hạn nhất của cả nước, nhưng lại có truyền thống canh tác lúa nước và trị thuỷ từ lâu đời. Từ xa xưa, việc quản lý tài nguyên nước nơi đây đã được quy định chặt chẽ trong các luật tục nghiêm ngặt.
Ông Kiều Ngọc Sinh hàng ngày trông nom bảo vệ giếng cổ - Ảnh: NTO
Giếng làng là một loại hình cung cấp nước khá phổ biến trong các cộng đồng dân cư vùng đồng bằng ở nhiều tỉnh thành của cả nước; mỗi làng thường có ít nhất 1 giếng và giếng làng là tài sản chung của cộng đồng. Về làng Chăm Thành Tín (Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận), chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước di tích giếng cổ với những nét văn hóa làng đặc sắc và sự tiện dụng trong việc xây dựng giếng nước của đồng bào Chăm. Chung quanh giếng nước là vườn cây ăn trái tỏa bóng xanh biếc, khí hậu trong lành. Sư cả Kiều Bình, 85 tuổi trụ trì chùa Bà ni Thành Tín cho biết hai giếng cổ này được ông bà xưa xây dựng từ thuở “thiên tạo lập làng”. Hệ thống giếng gồm hai cái nằm song song cách nhau khoảng 20 mét. Giếng phía Đông gọi là giếng Cái (pingung Dố); giếng phía Tây gọi là giếng Đực (pingung Ngo). Tục làng quy định phụ nữ lấy nước, tắm gội ở giếng Cái; nam giới tắm giặt ở giếng Đực. Quy định này đối với giếng cổ đến nay vẫn được người dân địa phương tuân thủ nghiêm ngặt. Ông bà xưa lợi dụng mạch nước ngầm mát ngọt chảy quanh năm từ động cát ven làng (Khun palay Chóa Tí) để xây dựng hệ thống giếng hộc lắp ghép bằng gỗ (pingung hộc dâu). Giếng sâu khoảng 1.8m, mỗi bề rộng 2.0m, ghép gỗ kín ba mặt theo hướng Tây-Nam-Đông cao hơn mặt đất khoảng 0.70m, mặt giếng phía Bắc chừa trống để tiện việc lấy nước. Khi nước giếng dâng đầy tự động chảy tràn ra miệng ở hướng Bắc cho nhân dân tắm giặt, phục vụ sản xuất.
Các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa ở Việt Nam có phong tục bảo vệ nguồn nước và rừng đầu nguồn (vùng thượng nguồn) bằng cách thần thánh hóa tài nguyên thiên nhiên của họ. Họ tin rằng tất cả sông, suối, bến nước, mó nước và rừng đầu nguồn đều có “linh hồn” hoặc thuộc về những thần linh, vị thánh hay con ma nào đó. Do đó, khi mọi người muốn tiếp cận và sử dụng nước, họ phải lập đàn cầu và cúng bái các vị thần theo các lễ nghi và thủ tục truyền thống bài bản.
Đối với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời. Họ có một hệ thống các đức tin và lễ nghi quan trọng liên quan đến nước như: Lễ dựng chòi cày (Padang paday tuan), Lễ cúng ruộng lúc lúa đẻ nhánh (Iew po Bhùm), Lễ cúng lúa làm đòng (Padai dôk tian), Lễ thu hoạch lúa (Iew Yang Trun Yuak), Lễ lúa mới lên sân (Da a patai tagok lan), Lễ cầu đảo (Palau Sah), Lễ Rija harei (lễ múa ban ngày), Lễ cúng Rija Dayuap (lễ cúng ban đêm), Lễ tế thần lửa (cuh yang apui), Lễ rước gậy thần của tu sĩ Acar (Gay bhong), Lễ chặn nguồn nước (Kap kraung Halau) và Lễ tế trâu (Ngak kabaw yang patau): Lễ tế trâu là loại lễ nghi cúng tế lớn nhất trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp của người Chăm, Lễ được tổ chức 7 năm 1 lần, Lễ vật cúng một con trâu trắng tại núi Đá Trắng thuộc thôn Như Ngọc, Ninh Phước, Ninh Thuận. Thầy cúng lễ thường là ông “Cai mương” (Hamu ia) hoặc ông “Cai đập” (ôn Binưk) và Các vị thần linh được cầu cúng trong lễ này thường là các vị thần như thần trời, thần cha (Po yang amư), thần mẹ, thần sông (Po patau ia), thần thủy lợi như Po Kluang Garai, Po Rame và các vị khẩn hoang tiền hiền… Luật tục của người Chăm có các quy định chi tiết về quy trình khai hoang đất, bảo vệ rừng đầu nguồn nước, duy tu hồ chứa nước. Luật tục quy định cả quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng đối với bảo vệ và quản lý nguồn nước. Ví dụ, luật tục nêu rõ mỗi thành viên trong cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, tham gia đào kênh mương, đóng góp chi phí cúng tế, ngăn chặn trộm nước và khai thác rừng đầu nguồn.
Có thể còn có rất nhiều mô hình truyền thống khác về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở các địa phương khác mà vẫn chưa được khám phá, nhất là ở các vùng miền núi nơi cộng đồng địa phương phải sống dựa vào khai thác các tài nguyên thiên nhiên, gồm cả nguồn nước như là tài sản chung cho sinh kế lâu dài của họ. Những mô hình đó đã tồn lại lâu đời và gắn liền với các nét văn hoá xã hội của cộng đồng. Tuy nhiên, chưa có một thông tin hoặc điều tra nào để khẳng định các mô hình truyền thống nói trên là thành công nhất, nhưng tính bền vững của chúng thì đã được xác nhận một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, quản lý tổng hợp tài nguyên nước cần phải tăng cường giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về những thông tin tài nguyên nước qua nội dung của các thông điệp thường niên. Đặc biệt là trong năm 2013 này, cần tuyên truyền cho cộng đồng nắm bắt được nội dung: “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước”.
Cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước tổng hợp và dựa trên lưu vực đã được đẩy mạnh ở Việt