Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hoạt động của con người và kiểu thời tiết El Nino trong thế kỷ qua làm ấm Tây Nam Cực, phần lục địa lạnh nhất trên thế giới, theo một nghiên cứu dựa vào số liệu thu thập lõi băng bốn năm. Tây Nam Cực ấm lên do nhiệt độ tăng cao hơn ở khu vực Thái Bình Dương, nơi nhiệt độ đang ấm dần lên do các kiểu thời tiết giống như sự kiện El Nino từ 1939 đến 1942 và phát thải khí nhà kính từ xe cộ và nhà máy, nghiên cứu cho biết. “Ngày càng có dấu hiệu cho thấy nguyên nhân Tây Nam Cực ấm lên là do hoạt động của con người”, tác giả đứng đầu nghiên cưu David Schneider của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia nói. Nghiên cứu trong Proceedings of the National Academy of Sciences (báo cáo của Học viện Khoa học Quốc gia) hôm Thứ Ba, 12/8, cho biết. Những nghiên cứu trước chỉ ra Tây Nam Cực đã mát lên một phần do các cơn gío được tạo nên bởi sự giảm tầng ozone. Kiểu thời tiết El Nino là một sự thay đổi định kỳ trong áp lực không khí, đồng hành với nó là sự ấm nóng đại dương trong vùng Thái Binh Dương nhiệt đới. Các nhà khoa học quan tâm tới việc liệu sự ấm nóng có làm mất ổn định các phiến băng ở Tây Nam Cực, bao phủ một vùng Mexico và độ sâu trung bình 6,500 feet Anh (gần bằng 1,95 mét). Nếu tất cả băng tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên 8 đến 16 feet Anh (2,4-4,8 m). Nghiên cứu, được Tổ chức Khoa học Quốc gia Hỗ trợ, chỉ ra Tây Nam Cực được cảnh báo tăng 1,6 độ F (0.9 độ C) trong thế kỷ 20, hoặc hơn nhiệt độ bình quân toàn cầu một chút khoảng 1,3 độ F (0.7C), mặc dù có một số điều không chắc chắn trong cách ước lượng. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu UN tính toán năm ngoái Nam Cực không góp phần làm tăng mực nước biển và, trên thực tế, dự đoán các phiến băng bao phủ lục điạ tăng lên do lượng mưa tuyết tăng. Có nhiều nơi ở Nam Cực đang có tuyết rơi và đóng băng, Schneider nói nhưng xu thế chung ở lục địa này là băng đang thu hẹp dần. Thu Hương (theo Reuters)